beFood nay còn là trợ thủ đắc lực của các chủ nhà hàng
Có mặt trên Nền tảng tiêu dùng Be, các đối tác nhà hàng, quán ăn vừa tiết kiệm nhiều chi phí về mặt bằng, nhân công, vừa có cơ hội quảng bá món ăn của mình đến đa dạng khách hàng.
Đầu tháng 4.2022, Be Group chính thức ra mắt dịch vụ đặt đồ ăn beFood, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ mở của nền tảng Be. Với mục tiêu trở thành Người trợ lý hàng ngày của khách hàng Việt Nam, beFood là một trong những dịch vụ đắc lực và dành được nhiều cảm tình từ người dùng. Theo khảo sát của Be, "menu món ăn đắt khách" trên beFood nay không chỉ dừng lại ở những món ăn vặt trong giờ nghỉ hay ly trà sữa khi buồn miệng, mà bất ngờ đứng đầu danh sách này lại là các món ăn no trong bữa chính mỗi ngày của người Việt như các món bún phở hay cơm tấm quen thuộc,... Điều này dần chứng tỏ beFood nay đã có mặt thường trực hơn trong cuộc sống khách hàng Việt, và cũng đã phần nào giải quyết hiệu quả các nhu cầu thiết yếu của người dùng.
Sau 6 tháng hoạt động với những cải tiến mới mỗi ngày, beFood không chỉ nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng mà còn gặt hái nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ các đối tác quán ăn vì giúp quán tăng doanh thu qua các đơn hàng trên nền tảng này.
Tiết kiệm một loạt chi phí nhờ kinh doanh quán ăn trực tuyến!
Chuỗi cửa hàng mì trộn Park Kim Thang tại TP.HCM đã hợp tác với beFood ngay từ những ngày đầu dịch vụ vừa ra mắt. Qua thời gian đồng hành, anh Đặng Khả Luân, chủ chuỗi cửa hàng mì trộn Park Kim Thang, cho biết: "Từ ngày hợp tác với beFood, Park Kim Thang có thêm lượng khách cố định, riêng lượng đơn beFood chiếm đến 15% trên tổng lượng khách mỗi ngày."
Để khuyến khích khách đặt đơn, chuỗi cửa hàng mì trộn Park Kim Thang thường xuyên hưởng ứng các chương trình khuyến mãi đồng tài trợ hoặc giảm giá trực tiếp trên món ăn. Nhờ đó, từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 phút mỗi ngày, đơn mì trộn nổ liên tục, đến mức cả hàng dài shipper phải đứng xếp hàng chờ lấy món.
"beFood có chiết khấu tốt cho cửa hàng. Thông qua nền tảng này, tôi có thêm lợi thế là nhanh, gọn, lẹ, cửa hàng tiết kiệm được chi phí phục vụ, nhân công. Thời gian đầu vận hành cửa hàng, tôi vẫn gặp chút khó khăn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, quy trình vận hành đã cải thiện rõ rệt, ổn định, chạy trơn tru hơn", đại diện chuỗi mì trộn chia sẻ.
Lượng đơn đặt hàng thông qua nền tảng Be tăng liên tục, anh Luân nay bố trí cả khu vực chờ riêng cho tài xế, để các bác tài có thể nghỉ mệt sau nhiều cuốc chạy không quản nắng mưa. Bác tài nào cũng hài lòng, đặt biệt danh cho Park Kim Thang là "tiệm mì vui vẻ".
Chỉ sau 6 tháng ra mắt, dịch vụ beFood nhận được nhiều đánh giá tốt từ các chủ nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ nhờ đem đến nhiều lợi ích trong việc kinh doanh và sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ chăm sóc đối tác.
Hợp tác với nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be, chủ nhà hàng nhận được nhiều lợi ích
Sau khi xuất hiện trên beFood, nhiều chủ quán ăn nhận thấy đây không chỉ là chiến lược tăng doanh thu, mà còn là cơ hội quảng bá thương hiệu đến nhiều đối tượng người dùng hơn. Vừa qua, quán cơm gà Calmette (Q.1, TP.HCM) nức tiếng hơn 20 năm cũng đã trở thành đối tác beFood phấn khởi chia sẻ số lượng đơn hàng qua nền tảng tiêu dùng Be đã tăng ngang bằng so với số lượng khách đến quán ăn trực tiếp. Điều này có nghĩa là doanh thu của quán gần như tăng gấp đôi sau khi kết hợp giữa kinh doanh trực tiếp và trực tuyến. "Thay vì bỏ ra chi phí quảng cáo và cửa hàng trực tuyến riêng, quán chọn cách liên kết với nền tảng tiêu dùng Be. Tôi vừa tận dụng được nguồn lực tài xế Be chuyên nghiệp phục vụ cho việc kinh doanh, vừa tận dụng được nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ hàng triệu người dùng để quảng bá rộng rãi.", Anh Minh – chủ quán - phân tích thêm.
Nhận định chung về dịch vụ beFood, các chủ quán ăn đều có phản hồi tích cực: không chỉ mang lại thêm một lượng đơn hàng không nhỏ mà quá trình vận hành và trải nghiệm dịch vụ từ Be cũng rất tiện lợi, nhanh gọn, các bác tài luôn hồ hởi, có thái độ tích cực trong quá trình phục vụ, không quản ngại mưa gió. Từ khi xuất hiện trên dịch vụ beFood, nhiều chủ cửa hàng, quán ăn nay nhận thấy được tầm quan trọng trong việc kết hợp kinh doanh trực tuyến qua các nền tảng tiêu dùng như Be. Đây quả là một bước đi đáng cân nhắc cho bất kỳ chủ nhà hàng, quán ăn nào mong muốn mở rộng kinh doanh với chi phí hợp lý!
Sau 6 tháng ra mắt, beFood đã góp phần thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái công nghệ mở thân thiện với đối tác mà nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be Group hướng đến. Hiện nay, Be đã thành công hợp tác với hàng chục ngàn đối tác nhà hàng, quán ăn để phục vụ. Sự xuất hiện của beFood diễn ra đúng thời điểm thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam và thế giới đang diễn ra sôi động, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Tháng 11 này, beFood ngập tràn ưu đãi dành cho người dùng: Giảm tới 70,000 mỗi đơn hàng đạt điều kiện trong khoảng thời gian từ 1/11 đến 30/11 và đặc biệt hơn nữa, beFood sẽ triển khai nhiều chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn trong các dịp lễ tháng 11 như Ngày Độc Thân 11/11 và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhịp sống Kinh tế
TIN CŨ HƠN
- VNPAY-POS cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận hàng chục triệu khách hàng
- 'Đại hội săn sale' cuối năm sắp tới, mặt hàng nào sẽ được giảm giá nhiều nhất?
- Làn sóng thương mại điện tử đang thoái trào?
- “Nóng” cuộc đua của các ứng dụng gọi xe công nghệ
- Tiki tung ưu đãi tri ân người dùng ba tháng cuối năm
- Chống thất thu thuế hoạt động thương mại điện tử
- Nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu
- Thủ tướng: Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
- Chặng đường “tăng tốc” của Baemin
- Cách Lazada tranh 'ngôi vương' thương mại điện tử với Shopee ở Đông Nam Á