Bí quyết xây dựng công ty tỷ USD của nhà sáng lập 29 tuổi: Rời vị trí CEO đúng lúc
Ben Francis thành lập Gymshark ở tuổi 19 và hiện giờ công ty kinh doanh đồ thể thao này đã trở thành thương hiệu có giá trị 1 tỷ USD. Năm 2015, Ben rời khỏi vị trí CEO Gymshark để rồi tháng 8/2021, anh trở lại tiếp nhận vị trí lãnh đạo công ty.
Theo CEO 29 tuổi, quyết định rút lui khỏi vị trí lãnh đạo công ty thời điểm năm 2015 là điều tốt nhất cho công ty lúc bấy giờ.
“Giám đốc điều hành không phải là vị trí phù hợp với một người còn đang ở độ tuổi đôi mươi như tôi lúc đó”, nhà sáng lập Gymshark cho hay.
“Dù cho tôi là người sáng lập công ty và công việc kinh doanh vô cùng thành công thì không có nghĩa tôi là một giám đốc điều hành có năng lực nhất”, Ben cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Thương hiệu phụ kiện và quần áo thể dục trực tuyến Gymshark đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi Francis lập ra trang web khi còn là sinh viên đại học 10 năm trước. Doanh thu của Gymshark đã tăng gấp 10 lần trong 4 năm, lên 400 triệu bảng Anh (550 triệu USD) trong năm 2021, theo kết quả tài chính công ty công bố vào tháng 7.
Gymshark cũng tăng gần gấp đôi số lượng nhân viên chỉ trong 12 tháng qua, với hơn 800 nhân sự.
Ben Francis thành lập Gymshark ở tuổi 19. Ảnh: Alamy Stock Photo
6 năm trước, sau khi rút lui vị trí CEO của Gymshark, Francis giao quyền điều hành lại cho Steve Hewitt, một cựu giám đốc tại Reebok.
Francis khi đó cảm thấy mình chưa phải là người thích hợp nhất với vị trí CEO ở những năm đầu khởi nghiệp tuy nhiên quyết định rời bỏ vẫn khiến anh cảm thấy “đau lòng”.
Và anh nhận ra rằng, việc mình “lùi lại” thực sự đã mang đến một “cơ hội đáng kinh ngạc” để thử làm việc ở các vị trí khác nhau của công ty. Francis đã trải qua 6 năm làm việc ở rất nhiều vị trí trong đó có vai trò giám đốc công nghệ, giám đốc tiếp thị và giám đốc sản phẩm.
Điều này đã giúp anh có thời gian để khắc phục những điểm yếu và phát triển những thế mạnh của mình “mà không phải lo lắng về việc thất bại", nhờ có sự hỗ trợ đặc biệt từ Hewitt và Chủ tịch Paul Richardson.
Francis ví đây “giống như là một bài kiểm tra và chỉ cần thực hiện liên tục cho đến khi nhận được kết quả mà bản thân mong đợi". Quyết định tạm thời rời bỏ vị trí CEO đã giúp anh phát triển được năng lực lãnh đạo kinh doanh của mình.
Mong muốn trở thành đại diện thương hiệu đồ thể thao của Anh
Ben hâm mộ những nhãn hiệu đồ thể thao tên tuổi đã trở thành “nhận diện” riêng của quốc gia sở hữu khi nhắc đến như Lululemon ở Canada, Nike và Under Armour ở Mỹ, hay Adidas và Puma ở Đức.
Francis cũng được truyền cảm hứng từ các thương hiệu khác, như hãng xe hơi Jaguar Land Rover.
“Tôi biết đây là một thương hiệu của Anh, nơi tôi sinh ra và lớn lên và thật tuyệt khi bạn ở nước ngoài… bạn thấy những chiếc ôtô của thương hiệu này ở khắp nơi”, anh nói.
Francis sinh ra ở West Midlands của Anh, đặt trụ sở chính của Gymshark ở Solihull, ngoại ô Birmingham. Gymshark hiện có hệ thống văn phòng với đầy đủ khuôn viên, câu lạc bộ và phòng tập thể dục cho nhân viên.
Đó là một bước phát triển ấn tượng khi gần 10 năm trước, Francis bắt đầu sản xuất những bộ quần áo thể dục đầu tiên của Gymshark trong nhà để xe của cha mẹ.
Tiền thân của Gymshark
Thời niên thiếu, Francis đã học được nhiều điều từ ông của mình – một người điều hành công ty cơ khí. Quãng thời gian này cũng là lúc anh muốn khởi nghiệp.
Sau đó, một lớp học về công nghệ thông tin ở trường đã thổi bùng ngọn lửa đam mê tạo ra các website và ứng dụng của Francis. Cùng lúc đó, Francis cũng theo đuổi sở thích dành cho đồ thể thao.
“Tôi đã kết hợp hai sở thích đó lại với nhau và kết quả là một loạt các website về đồ thể thao đã ra đời – điều thú vị hơn bất kỳ việc gì”, anh chia sẻ.
Năm 2011, khi đang là sinh viên của đại học Aston, Birmingham, ở tuổi 19, Francis đã tạo ra phiên bản đầu tiên của trang web Gymshark.
Francis tiếp tục phát triển website cùng với bạn học của mình, Lewis Morgan, vào năm 2012. Cùng làm việc trong ngành công nghiệp thể hình, ban đầu, cặp đôi sử dụng website Gymshark để hỗ trợ cho loại hình kinh doanh đồ thể thao kiểu “dropship” (giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển) hay là loại hình một doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng của khách hàng nhưng không sở hữu sản phẩm đó.
Điều đó có nghĩa là họ đã đóng vai trò là người trung gian để tiếp thị và bán sản phẩm một cách hiệu quả mà không phải chịu thêm chi phí và rủi ro khi mua tích trữ hàng hóa để bán.
Cả hai đã sử dụng số tiền kiếm được từ mô hình dropshipping và thu nhập từ công việc giao hàng cho Pizza Hut của Francis để mua một chiếc máy khâu và máy in, bắt đầu làm ra những bộ quần áo thể dục của riêng họ.
Người đồng hành
TIN CŨ HƠN
- Shark Phú "đúc kết lời vàng ngọc" sau mùa Shark Tank "sóng gió": Cần thuộc lòng các chỉ số tài chính, tướng mạo cực kỳ quan trọng - đặc biệt với CEO nữ
- Shark Bình khuyên startup khi gọi vốn: Phải chứng minh được tiền đầu tư sau 3 - 5 năm lãi gấp 10 lần so với gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, hay mua nhà đất
- Lê Hoàng Uyên Vy: 92% startup thất bại, có những founder phải cầm nhà cầm xe, nhưng sự kiên định giúp họ thành công
- Founder các startup kỳ lân thường khởi nghiệp ở độ tuổi nào?
- Khơi nguồn cảm hứng từ những doanh nhân khởi nghiệp vĩ đại
- Shark Nguyễn Thanh Việt chia sẻ bí quyết vượt qua sự bất ổn và cách “câu cá mập” với startup
- 8 lời khuyên kinh điển của Warren Buffett dành cho những người trẻ muốn trở nên giàu có
- Shark Linh: Nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư 500 ngàn đến 1 triệu vào chứng khoán, nhưng hãy đầu tư trong dài hạn
- Shark Linh hiến kế cho startup "tiền có chút vẫn muốn hút người siêu": Tuần đầu tiên và 90 ngày đầu tiên vô cùng quan trọng
- Câu chuyện hay: Hành trình trở thành Startup triệu đô bắt đầu từ những giá trị cơ bản