Cậy nhiều tiền, liệu Baemin có thể xô đổ GrabFood, Now, GoFood để giành chiến thắng ở thị trường giao đồ ăn Việt Nam?
Sau khi tận hưởng thành công ở quê nhà, kỳ lân giao đồ ăn Hàn Quốc là Woowa Brothes đang nhắm tới đích mới là Việt Nam. Baemin – thương hiệu Việt Nam của Woowa đã ra mắt vào tháng 3 năm ngoái ở TP HCM và sau đó tiếp tục mở rộng ra Hà Nội vào tháng 6 năm nay.
Họ là một trong số nhiều startup đang nhắm tới tiềm năng của thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam. Mặc dù các đối thủ GrabFood, Now và GoFood gia nhập từ sớm nhưng Baemin hy vọng rằng họ sẽ vẫn có thể cạnh tranh với tiềm lực tài chính mạnh của Woowa Brothers.
Woowa được rót vốn bởi những nhà đầu tư kỳ cựu như GIC, Hillhouse, Capital và Sequoia Capital, được định giá ở mức 4 tỷ USD. Thương hiệu ở Hàn Quốc của họ là Baedal Minijok là ứng dụng giao đồ ăn lớn trong cả nước.
Công ty này tự tin có thể lặp lại thành công tại Việt nam khi quốc gia này có nhiều nét văn hóa trương đồng với Hàn Quốc.
So sánh giữa các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến ở Việt Nam.
"Trong vòng 2, 3 năm tới, chúng tôi cam kết sẽ đầu tư bất kỳ thứ gì cần thiết để hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược và kế hoạch mở rộng tại đây. Chúng tôi có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng tất cả những nhu cầu đầu tư", theo Jin Ha – Giám đốc chiến lược của Woowa Brothers Việt Nam. Ông Ha cũng giải thích rằng mục tiêu chiến lược của công ty là trở thành ứng dụng giao đồ ăn được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Baemin dĩ nhiên cũng không vì thế mà chùn bước.
Tháng 8 năm ngoái, GrabFood – một chi nhánh của Grab nói rằng họ cam kết đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong giai đoạn 5 năm. "GrabFood là một mảng kinh doanh quan trọng để hoàn thiện hệ sinh thái của chúng tôi ở Việt Nam. Việc phát triển tất cả các dịch vụ, đặc biệt là GrabFood tạo ra lợi thế để Grab tạo ra những mô hình sáng tạo như GrabKitchen".
Giống như vậy, startup giá trị nhất Indonesia là Gojek cũng đã triển khai tất cả những dịch vụ ở Việt Nam dưới thương hiệu chung là "Gojek Việt Nam". Để củng cố hoạt động, họ cũng đầu tư nhiều hơn vào GoFood. "Chúng tôi đang thực hiện những khoản đầu tư đáng kể trên khắp nền tảng để đảm bảo có thể tạo ra những ảnh hưởng dài hạn", ông Phùng Tuấn Đức – Tổng giám đốc Gojek Việt Nam nói.
Trong khi đó, Sea cũng đang mở rộng thêm hoạt động kinh doanh ngoài mảng thương mại điện tử Shopee khi đầu tư vào Now. Họ đã mua lại cổ phần kiểm soát tại Foody – đơn vị điều hành Now với giá 64 triệu USD vào năm 2017.
"Đây là một cuộc chiến thú vị, rất đáng xem", theo Darren Nguyen – Giám đốc đầu tư tại Icebreaker Capital.
Tiềm năng tăng trưởng cao
Thị trường giao đồ ăn của Việt Nam dự kiến tăng gấp 3 lần từ 148 triệu USD trong năm 2018 lên 459 triệu USD vào năm 2023, theo dự báo của Kantar TNS đưa ra vào năm ngoái. Dịch Covid-19 cũng góp phần giúp xu hướng này phát triển nhanh hơn.
Việc sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến đã tăng 33% một tháng sau khi đại dịch xảy ra, theo Mohit Agrawal – Giám đốc tại Nielsen Việt Nam. Một nghiên cứu khác bởi Q&Me cho thấy trong giai đoạn từ tháng 4 – 6, 70% nhưng người dùng ứng dụng giao đồ ăn hiện tại đặt nhiều hơn trong đại dịch.
Việt Nam cũng là nhà của hơn 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê và trên 80.000 chuỗi nhà hàng, theo Hiệp hội nhà hàng Việt Nam. Chỉ một phần nhỏ đang có dịch vụ đặt trực tuyến vì vậy tiềm năng phát triển còn rất lớn.
"Trên phương diện cạnh tranh, Việt Nam còn nhiều room để chúng tôi đối đầu với những đối thủ hiện tại", Ha nói. Ông chia sẻ thêm rằng số lượng vốn mà Woowa Brothers rót vào Việt Nam sẽ "ít nhất tương đương với mức" của tất cả các đối thủ cạnh tranh chính.
GrabFood, Now và GoFood hiện là những ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất ở Việt Nam. Ha nói rằng xem Now là đối thủ mạnh nhất về số lượng người bán có trên nền tảng.
Người tiêu dùng xếp hạng mức độ phổ biến của các ứng dụng giao đồ ăn tại Việt Nam.
Mặc dù gia nhập thị trường muộn nhưng Baemin có những lợi thế đáng kể: Họ tập trung 100% vào mảng kinh doanh liên quan tới đồ ăn, không giống như Grab và Gojek vốn khởi đầu từ mảng gọi xe và sử dụng mạng lưới tài xế của họ để giao đồ ăn.
"Baemin tập trung cho phép định hình lại quy trình giao đồ ăn, đổi mới nhanh hơn và thuê ngoài mọi thứ không phải mảng kinh doanh cốt lõi. Điều đó khiến họ trở nên linh hoạt hơn", Michael Lint – đối tác tại Golden Gate Ventures nói.
Cùng thời điểm, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn trong tương lai gần.
Cạnh tranh khốc liệt
Với những diễn biến mới, thị trường sẽ cần phải sắp xếp lại trật tự mới. Tờ DealstreetAsia tuần trước nói rằng Grab và Gojek đang tái khởi động khả năng sáp nhập và nhiều khả năng sau đó Gojek sẽ rời những thị trường không phải Indonesia. Điều đó có nghĩa là Grab sẽ mạnh hơn rất nhiều tại Việt Nam.
Woowa Brothers cũng đang tìm cách sáp nhập với Delivery Hero của Đức. "Baemin sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ Delivery Hero – hiện tại là mạng lưới đồ ăn toàn cầu lớn nhất bên ngoài Trung Quốc".
Công ty này cũng hợp tác với các ví điện tử địa phương như Momo và ZaloPay. "Những sự hợp tác này cho phép chúng tôi có lựa chọn thanh toán nhiều hơn với người dùng trong tương lai".
Những ứng dụng tin nhắn như Zalo cũng đã thất bại với ZaloFood vào năm 2018. Công ty đã đóng cửa mảng kinh doanh này khi mới chỉ ở phiên bản thử nghiệm.
"beGroup hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn, vì vậy họ sẽ chỉ tập trung nhiều hơn vào mảng kinh doanh chính thay vì đốt tiền cho mảng giao đồ ăn".
Thiếu vốn cũng buộc Lala – một dự án được hỗ trợ bởi công ty logistic Scommerce chấm dứt hoạt động vào đầu năm 2019 sau 1 năm thực thi.
Chưa kể đến việc có được doanh thu cũng rất khó khăn. Doanh thu trung bình mỗi người dùng trong mảng giao đồ ăn tại Việt Nam dự kiến đạt 37,4 USD vào năm 2020 theo dữ liệu của Statista. Trong khi đó con số tương tự ở Indonesia là 56,9 USD, Singapore là 154 USD, Hàn Quốc 153,3 USD và Trung Quốc là 112,1 USD.
Nhìn chung, Baemin sẽ phải đối đầu được mọi thách thức đó để tìm được chỗ đứng tại Việt Nam.
TIN CŨ HƠN
- Logistics - Mắt xích quan trọng trong thời đại bùng nổ của TMĐT
- Nâng tầm thị trường TMĐT với Phần mềm quản lý bán hàng online
- Đằng sau sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của startup giao hàng Lalamove giữa mùa dịch Covid-19
- Nóng mảng Food: VinID giao đồ uống tận phòng cho cư dân VinHomes, Tiki giao ly cà phê The Coffee House chưa đầy 20 phút
- Thương mại điện tử bùng nổ: Cầu nối cho nền tảng trung chuyển trung gian
- Sàn thương mại mua bán xe máy cũ OKXE vừa gọi vốn thành công 5,5 triệu USD
- Now - Vũ khí bí mật của công ty mẹ Shopee ở Việt Nam: Mạnh tay chi 64 triệu USD để thâu tóm 1 startup giao đồ ăn, liệu có làm nên chuyện?
- Livestream có phải là tương lai của ngành bán lẻ hậu Covid-19?
- Shopee đang bỏ xa Tiki, Lazada và Sendo: Lượng truy cập bằng cả 3 đối thủ cộng lại
- Việt Nam có thêm sàn TMĐT mới: Đi vào thị trường ngách là Đông y, hướng tới gìn giữ, phát triển nền Đông y Việt Nam