CEO 500 Startups: Tất cả người sáng lập thành công đều có hai điểm chung
Tsai là người đồng sáng lập 500 Startups, một công ty liên doanh khá nổi tiếng tại Silicon Valley và đây cũng là một công ty chuyên về khởi nghiệp.
Từ tháng 8/2017, Tsai đã trở thành CEO của 500 Startups, sau khi Dave McClure, người đồng sáng lập cùng cô dính đến những cáo buộc về quấy rối tình dục và buộc phải rời vị trí này.
Ra mắt vào năm 2010, 500 Startups đã giúp lên kế hoạch cho hàng trăm công ty và đã đầu tư vào tổng cộng hơn 2.000 công ty khởi nghiệp, bao gồm cả Twilio, công ty đã niêm yết vào năm 2016.
Trong suốt 8 năm qua, Tsai đã tiếp xúc và có cái nhìn cận cảnh về rất nhiều người sáng lập. Cô quan sát cách họ lên ý tưởng, kế hoạch cho doanh nghiệp, những thành công, thất bại và những gì họ muốn cũng như không muốn khi trở thành doanh nhân.
Cuối cùng, cô đúc rút ra rằng, những người sáng lập thành công thường có hai đặc điểm chính: Họ luôn biết lắng nghe và rất nhanh nhạy, Tsai chia sẻ trong bài phỏng vấn với Business Insider.
Lắng nghe là một trong những chìa khóa để thành công
Tsai cho biết mọi người thường mặc định hình ảnh của các doanh nhân thành công là kiểu người như cựu CEO Apple Steve Jobs - "không nghe bất cứ ai, tôi luôn luôn đúng". Nhưng thực tế những người sáng lập kiểu này thường không thành công, cô nói.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nhân thành công cần phải cực kỳ thân thiện hay đồng ý với mọi đề xuất được đưa ra cho họ, Tsai nói. Điều quan trọng là họ cần phải cởi mở để lắng nghe các đề xuất.
"Họ lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, từ nhân viên và nhà đầu tư", cô nói.
Nhanh nhạy cũng rất quan trọng
Những người sáng lập thành công cũng rất nhanh chóng thay đổi, cho dù là tung ra sản phẩm mới, đưa ra những chiến lược mới hay học hỏi từ những sai lầm, Tsai nói.
500 Startups gặp gỡ thường xuyên với những người sáng lập công ty trong danh mục đầu tư của mình để kiểm tra cách thức các công ty của họ đang triển khai và những những chiến lược họ đưa ra để gọi vốn hiệu quả, cô cho biết.
"Sẽ luôn luôn là một dấu hiệu xấu nếu họ nói rằng họ sẽ làm một điều gì đó, nhưng sau đó một tuần, hai tuần, họ vẫn chưa làm điều đó", cô nói thêm.
Các doanh nhân thành công phải cẩn thận để không gặp phải những rủi ro hoặc sơ sẩy. Nhưng họ cũng phải tránh những thứ khuôn mẫu và cẩn trọng quá mức.
"Tất nhiên, điều đó cần một sự cân bằng rất tốt", Tsai nói.
Nhưng những người sáng lập thành công luôn hiểu rất nhanh rằng họ phải tiến lên phía trước càng nhanh càng tốt.
"Bạn có một khe rất hẹp về mặt thời gian hoặc tiền mặt", cô nói.
Điều quan trọng là phải biết rõ về nhiệm vụ phía trước
Tsai cũng đưa ra một số lời khuyên cho các doanh nhân tiềm năng là hãy hiểu những gì bạn đang nhận được.
Chương trình truyền hình và các tin tức có xu hướng lãng mạn hóa cuộc sống của những người sáng lập các startup, đặc biệt là những người thành công. Nhưng việc thành lập và điều hành một startup thì thường không dễ dàng như vậy, cô nói.
Hầu hết các startup đều thất bại. Nhiều doanh nhân đã bỏ một công việc ổn định, lương cao cho để theo đuổi công việc kinh doanh không chắc chắn, cô đơn và căng thẳng.
Và phần thưởng - nếu có - thường chỉ đến sau rất nhiều năm làm việc vất vả.
"Thật là đáng tiếc... khởi nghiệp thực sự rất khó. Tôi chắc chắn sẽ cảnh báo [doanh nhân] về điều đó", cô khẳng định.
Bizlive
TIN CŨ HƠN
- Cộng đồng Startup xôn xao về bà bán bún lên Shark Tank định giá công ty 1.000 tỷ đồng, Shark Vương nói gì?
- Bỉm vải chinh phục nhiều bà mẹ người Bắc “tiết kiệm” vì có thể tái sử dụng nhiều lần được nhưng ra về “trắng tay” ở Shark Tank
- Bà chủ bún: Gọi vốn 8 triệu USD, nhưng doanh thu, sản lượng sản xuất quyết không tiết lộ, tiềm năng thị trường bắt các Shark lấy giấy bút tự tính
- Shark Dzung tham gia cố vấn: Start-up bất động sản hút vốn khủng
- Startup thắng 300.000 USD ở Shark Tank nhận ra những người thất bại ở gameshow này đều bị loại bởi cùng 1 câu hỏi
- Khởi nghiệp ở tuổi 50, 3 năm sau mọi người vẫn không biết sản phẩm là gì, startup sấy bún “thuận tự nhiên” được Shark rót 1 triệu USD
- Những điều chưa biết về Shark Nguyễn Thanh Việt, người điều hành công ty dựa trên triết lý từ bi của Phật giáo
- Khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp
- Startup chia sẻ không gian Việt nhận đầu tư từ quỹ ngoại
- Năm đặc trưng của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á