Chiêu marketing 'bá đạo' của hai chàng sinh viên khởi nghiệp: 0 đồng quảng cáo, 1 ảnh trên Instagram, thu về 600.000 USD chỉ sau 24 giờ
Năm 2017, hai sinh viên Đại học Arizona, Alan Alchalel và Brady Silverwood đã nghĩ ra một chiến lược quảng bá cho dòng đồ bơi của họ mang tên Sunny Co Clothing.
Bài đăng nhận hàng trăm nghìn lượt thích của Sunny Co.
Họ hứa sẽ tặng cho những ai đăng tải lại hình ảnh trên và gắn thẻ Sunny Co Clothing một bộ đồ bơi miễn phí và chỉ phải trả 12 USD phí vận chuyển (giá của bộ đồ là 64,99 USD). Ưu đãi này sẽ kết thúc sau 24 giờ.
Ngay lập tức, nó đã gây bão trên Instagram. Ai cũng nói rằng khi lướt Instagram, thứ đập ngay vào mắt họ chính là bộ đồ tắm của Sunny Co. Chỉ sau một đêm, lượt theo dõi trên Instagram của họ tăng từ vài nghìn lên hàng trăm nghìn. Đã có hơn 346.000 người tham gia vào chương trình của hai chàng sinh viên. Chính vì sự quá tải đó, họ phải giới hạn ở mức tặng 50.000 bộ đồ bơi.
Hãy làm một phép tính: 50.000 bộ x 12 USD = 600.000 USD!
Đúng vậy, chiến dịch đã thu về 600.000 USD chỉ trong 24 giờ.
Thậm chí, chương trình ưu đãi này còn nổi tiếng đến nỗi hai người phải hoàn trả gần 73.000 USD vì không thể đáp ứng hết nhu cầu. Có thể nói, Alan và Brady đã tạo ra doanh thu trong một ngày cao hơn một số doanh nghiệp trong cả năm. Và quan trọng nhất là họ thực hiện điều đó với chi phí quảng cáo 0 USD!
Những điều Sunny Co đã làm không thực sự là một cuộc cách mạng mà đơn giản chỉ là được thực hiện đúng cách.
Hiện tài khoản Instagram của Sunny Co có 327.000 người theo dõi.
Lợi nhuận là bao nhiêu?
Trừ khi tự tay sản xuất, cách duy nhất để "tặng" một bộ đồ bơi với phí vận chuyển 12 USD là mua với số lượng thấp để được giá tốt. Rất có khả năng Alan và Brady đã lấy hàng từ một nhà cung cấp ở nước ngoài.
Khi tìm trên trang thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc, bạn sẽ thấy những bộ đồ bơi tương tự với giá 6,1 USD/bộ (khi mua từ 100 bộ trở lên). Giả sử hai chàng sinh viên có thể thương lượng xuống còn 3 USD/bộ với đơn hàng 50.000 bộ.
Năm 2017, bạn có thể gửi hàng nặng khoảng 200 gram trên khắp nước Mỹ với giá 3 USD qua dịch vụ của USPS. Cộng thêm một vài yếu tố khác như bao bì, tổng chi phí rơi vào khoảng 7,2 USD.
Sunny Co phải hoàn lại 73.000 USD nhưng giải sử có thể đáp ứng đủ nhu cầu, họ sẽ kiếm được hơn 240.000 USD lợi nhuận trong 24 giờ. Một con số ấn tượng!
Tại sao chiến dịch này lại thành công?
Có 3 yếu tố chính:
1. Miễn phí
Muốn thu hút sự chú ý? Hãy tặng cái gì đó miễn phí!
Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng với ngôn từ. Sunny Co dùng từ "miễn phí" dường như chưa thực sự phù hợp bởi trong bất cứ trường hợp nào, chi phí vận chuyển 12 USD cũng hơi thái quá. Mặc dù vậy, rất nhiều người đã tham gia, đặc biệt là khi so sánh với mức giá 64,99 USD của bộ đồ.
Điều đáng chú ý là mọi người có xu hướng bị thu hút bởi khái niệm "miễn phí" ngay cả khi họ vẫn phải trả một khoản tiền nhất định.
2. Giới hạn thời gian ưu đãi
Sunny Co đã rất thông minh khi giới hạn thời gian diễn ra ưu đãi trong 24 giờ. Điều này thúc giục mọi người tham gia ngay lập tức. Chẳng có gì đáng tiếc bằng chậm chân và bỏ lỡ cơ hội nhận hàng miễn phí, đó là tâm lý chung của hầu hết mọi người.
3. Làm hình ảnh tốt
Chiến dịch của Alan và Brady trở nên viral không chỉ vì hai yếu tố trên mà còn vì hình ảnh sản phẩm trên Instagram thực sự thu hút người xem. Sunny Co đã khéo léo chọn hình ảnh như một bài đăng Instagram bình thường – điều mà đối tượng mục tiêu của họ dễ có cảm tình và tham gia hơn là bài quảng cáo mang tính chất spam. Màu sắc của bức ảnh cũng tạo nên sự phấn khích (tông màu ấm nóng).
Có thể nói, Alan và Brady đã tạo ra một chiến dịch thành công ngoài sức tưởng tượng nhờ kết hợp các yếu tố trên một cách hiệu quả.
Tổ quốc
TIN CŨ HƠN
- Biến chuồng heo thành homestay hút khách, ông chủ Bà Đất tâm sự: Từ bỏ cũng là kỹ năng phải học, muốn khác biệt cần có tính bản địa
- Quả ngọt cho Dony
- Hành trình khởi nghiệp chông gai của Founder BiTour: Sau 5 năm mới tìm ra được ‘long mạch’, hàng ngày phải ‘chiến đấu’ với sự tiện lợi để có mô hình du lịch bền vững đích thHành trình khởi nghiệp chông gai của Founder BiTour: Sau 5 năm mới tìm ra được ực
- Từ một gia đình tị nạn, chàng trai Việt xây chuỗi 80 hàng gỏi cuốn nổi tiếng đất Úc, tiết lộ cách bán hàng vượt Covid-19
- Cựu CEO Facebook Việt Nam: Freelancers không phải khởi nghiệp và 95% trong số này không rẽ sang làm startup
- Chân dung Việt kiều bỏ việc lương nghìn USD tại ngân hàng Úc, về Việt Nam khởi nghiệp quán cà phê chỉ để được… nói tiếng Việt nhiều hơn
- 10 năm theo đuổi homestay thì mất 5 năm thuyết phục gia đình, ông chủ Bà Đất rút ra bài học: Càng thân thiết càng phải tách bạch, rõ ràng ngay từ đầu!
- Thấy bánh tráng bán tại Mỹ ghi "made in Thailand", Chàng trai Củ Chi quyết tâm mang bánh tráng, phở Việt tới 42 quốc gia trên thế giới
- Khởi nghiệp từ số 0, hai anh em người nhập cư xây dựng danh mục 75 bất động sản cho thuê tại Mỹ sau một năm
- Startup Propzy gọi vốn thành công 25 triệu USD ở vòng Series A từ Gaw Capital và SoftBank Ventures