Chủ động trước đợt sóng dịch thứ 3: Nhiều nhà bán hàng đẩy mạnh kinh doanh trên TMĐT
Tích cực chuyển đổi số trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 3 còn đang đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế.
Tận dụng công cụ sẵn có, phát triển nhân sự phụ trách TMĐT
Khi hoạt động mua sắm đang dần dịch chuyển khỏi các kênh truyền thống, mua sắm online ngày càng cho thấy sự phù hợp với xu thế. Với các doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực, việc phát triển chiến lược bán hàng đa kênh, đặc biệt trên nền tảng số là chuyện không quá khó. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có tiềm lực vừa phải thì việc đẩy mạnh gian hàng trên những nền tảng TMĐT có hệ sinh thái hoàn thiện, đà tăng trưởng mạnh như Lazada là lựa chọn tối ưu nhất.
Anh Phạm Tuấn Dương, chủ gian hàng Vietstore trên Lazada, đã có một mùa "chốt đơn tới tấp" với doanh thu tăng gấp 6 lần trong dịp Lễ hội mua sắm "Tết 21, Chốt đơn" diễn ra vào tháng 1/2021. Anh Dương chia sẻ: "2020 là năm đầu tiên tôi áp dụng mạnh mẽ các công cụ quảng bá sẵn có của sàn Lazada và kết quả gần đây cho thấy những hiệu quả ấn tượng. Năm nay, với sự hỗ trợ của đội ngũ Lazada, đội ngũ nhân sự phụ trách kênh bán hàng online đã chuyên nghiệp hơn, đủ khả năng xử lý các vấn đề phát sinh và giúp quy trình vận hành của gian hàng suôn sẻ. Đồng thời, để gặt hái nhiều thành tích tốt, Vietstore cũng chủ động vạch sẵn chiến lược duy trì lượng truy cập ổn định trong ngày thường và đón đầu các đợt Lễ hội mua sắm lớn, vốn được Lazada đầu tư mạnh mẽ về mọi mặt."
Nhiều nhà bán hàng đã chọn Lazada là "bến đỗ" để chuẩn bị cho một năm kinh doanh còn nhiều ẩn số.
Anh Tào An Giang, chủ gian hàng Phụ Kiện Samsung cũng đang ráo riết lên kế hoạch mở rộng quy mô gian hàng trong 2021 để tiếp đà tăng trưởng từ 2020. Được biết, đầu năm ngoái, sau một thời gian nhận thấy tiềm năng phát triển của gian hàng trên Lazada, anh Giang quyết định nghỉ công việc văn phòng để tập trung đẩy mạnh kinh doanh.
Không chỉ duy trì thu nhập tốt, gian hàng Phụ Kiện Samsung còn tăng trưởng liên tục, vượt qua hai đợt dịch thành công. Anh Giang cũng cho biết, trước đây anh không chú ý đến các công cụ quảng bá của sàn, nhưng kể từ lúc tìm hiểu, chăm chỉ ứng dụng Flash Sale, đăng dạo, đăng ký voucher khuyến mãi… tốc độ phát triển của gian hàng đã vượt hơn kì vọng.
Xây dựng thương hiệu bằng cách đưa gian hàng lên LazMall
Một chiến lược khác cũng được nhiều SMEs lựa chọn là đưa gian hàng vào hệ thống gian hàng chính hãng của các trang TMĐT. Riêng ghi nhận từ Lazada, đầu năm 2021, một số lượng lớn các gian hàng về thời trang, mỹ phẩm, bách hóa gia dụng cũng đang hoàn thành thủ tục để đủ tiêu chuẩn lên LazMall - Hệ thống gian hàng chính hãng của Lazada, nơi đã và đang quy tụ hàng ngàn thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước.
Với những yêu cầu về thông tin sản phẩm và hiệu suất hoạt động, LazMall đang gián tiếp là một thước đo đánh giá chất lượng của các gian hàng, góp phần tạo dựng thương hiệu bền vững và củng cố niềm tin cho người dùng. Cụ thể, để lên LazMall, các gian hàng cần: hoạt động tích cực ít nhất 6 tháng; có chứng nhận cho tất cả các sản phẩm; chỉ đăng bán sản phẩm mới, có thương hiệu...
Những hình ảnh niềm vui nổ đơn sau Lễ hội mua sắm trên Lazada chứng tỏ sàn TMĐT hiện đang là kênh tối ưu nhất giúp các nhà bán hàng chuyển đổi số thành công.
Cũng theo chia sẻ từ đại diện của Lazada Việt Nam, nền tảng TMĐT này đã thành công trong việc xây dựng được sự tín nhiệm lớn từ người dùng trong năm 2020. Điều này chứng tỏ qua sự tăng trưởng 150% về người dùng và số lượng đơn hàng so với năm trước. Số lượng các nhà bán hàng gia nhập Lazada cũng tăng trưởng gấp 2 lần. Riêng trên LazMall, số lượng khách truy cập và đơn hàng tăng gấp 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc hàng ngàn thương hiệu đối tác và nhà bán hàng tăng hơn gấp đôi doanh số và chuyển đổi số thành công ngay trong mùa dịch cũng là một động lực lớn để Lazada tăng cường các hỗ trợ. Cùng nhau thích ứng và phát triển trong tình hình khó khăn là cam kết của Lazada đối với các đối tác.
Sau 1 năm "chao đảo" vì bị động, sự chủ động trong việc lên kế hoạch ứng phó từ sớm bằng cách chuyển đổi hoàn toàn và mở rộng quy mô lên TMĐT là cần thiết. Giải pháp này được nhiều chuyên gia kinh tế đề cao vì tính hiệu quả khi tận dụng lợi thế hệ sinh thái số có chi phí thấp của các nền tảng TMĐT cùng tệp khách hàng khổng lồ. Các sàn TMĐT hàng đầu như Lazada hứa hẹn tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tự tin số hóa, chủ động thích ứng và phát triển trong tình hình biến động khó lường của dịch bệnh.
TIN CŨ HƠN
- Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?
- CEO 7Hit.vn: Chất lượng sản phẩm & dịch vụ khách hàng là sự sinh tồn của chúng tôi
- Trong khi Tiki, Lazada và Sendo tiếp tục sa sút, Shopee lại bứt tốc chóng mặt trong cuộc đua thương mại điện tử
- Thương mại điện tử Việt Nam một năm khởi sắc với 11,8 tỷ USD
- Loship mở rộng dịch vụ giao đồ ăn trên ứng dụng Sacombank Pay
- CFO Tiki: Mỗi năm, chúng tôi đầu tư hàng chục triệu USD vào logistics, công nghệ và nguồn nhân lực để phát triển thành nền tảng mở
- Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt Nam
- Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tự thành lập sàn thương mại điện tử riêng, là nơi các DN thành viên bán online, tuyên bố tuyệt đối không bán hàng giả
- CEO Trần Tuấn Anh hé lộ lý do giúp Shopee bật tăng mạnh trong năm 2020: Làm việc ‘điên cuồng’ và thực thi quyết liệt
- Hướng dẫn chi tiết các bước kinh doanh thương mại điện tử cho năm 2021 để có doanh thu sớm nhất