Chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á- Thái Bình Dương ảnh hưởng do dịch Covid-19
Doanh số bán lẻ ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm mạnh đã ảnh hưởng đến người lao động và các doanh nghiệp trong toàn bộ các chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu mới của ILO đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 đối với các chuỗi cung ứng, các nhà máy và người lao động tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực là: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam.

Ảnh minh họa
Báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh, nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm 2020 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh, do các biện pháp phong tỏa mà chính phủ áp dụng và do gián đoạn trong nhập khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng dệt may.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến phụ nữ, vốn là đối tượng chiếm số đông trong lực lượng lao động trong ngành dệt may. Mặc dù các chính phủ trong khu vực đã chủ động ứng phó với khủng hoảng, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng vẫn có hàng nghìn các nhà máy trong khu vực đã phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tình trạng cho công nhân nghỉ việc tạm thời và sa thải nhân công tăng mạnh. Còn những nhà máy có thể hoạt động trở lại đa phần chỉ hoạt động với số lượng nhân công đã bị cắt giảm so với trước.
Ông Christian Viegelahn, chuyên gia Kinh tế Lao động của Văn phòng ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Trung bình, một nữ công nhân dệt may trong khu vực đã mất ít nhất 2 đến 4 tuần làm việc, và ghi nhận chỉ có 3% số đồng nghiệp của mình được gọi trở lại làm việc khi nhà máy mở cửa hoạt động trở lại. Tình trạng giảm thu nhập và chậm trả lương cũng là tình trạng phổ biến của các công nhân dệt may vẫn có việc làm trong Quý II năm 2020”.
Các khuyến nghị của báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như việc mở rộng diện bao phủ của an sinh xã hội tới người lao động, đặc biệt là phụ nữ./.
TIN CŨ HƠN
- Giá vàng tiếp tục tăng
- Thị trường ngày 21/10: Giá nhiều hàng hoá tăng mạnh khi nhà đầu tư đặt cược vào gói kích thích kinh tế của Mỹ
- Hà Nội: Thiếu hụt dự án xanh khu trung tâm
- Thị trường chứng khoán bùng nổ, mỗi tuần Trung Quốc có thêm 5 tỷ phú đô la
- Thị trường ngày 20/10: Giá vàng, cao su, đường tăng đồng loạt, lúa mì cao nhất gần 6 năm
- Áp lực của thị trường bất động sản 3 tháng cuối năm
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 19/10
- Thị trường ngày 17/10: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, nhôm cao nhất 17 tháng
- Thị trường ngày 16/10: Giá dầu quay đầu đi xuống, vàng tiếp tục leo cao
- NHNN đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021