Cuộc chiến thương mại điện tử Việt liệu còn đủ chỗ cho chiến binh mới?
Bên cạnh những cái tên sáng giá, nổi bật hẳn lên như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Thegioididong, Adayroi,... thì cũng có rất nhiều những thương hiệu phải ngậm ngùi rút lui khỏi cuộc chiến này như Beyeu.com, Deca, Foodpanda, Lingo... hay gần đây nhất là Vui Vui (vuivui.com) của Thế giới Di Động đã chính thức đóng cửa từ cuối tháng 11/2018. Với thị trường như vậy thì liệu những nhà khởi nghiệp TMĐT có còn “chỗ” để phát triển?
Đối thủ lớn nhất của các startup TMĐT không chỉ là Shopee, Tiki hay Lazada mà còn là hệ thống thương mại qua mạng xã hội (social commerce)
Theo thống kê mua sắm thương mại qua mạng xã hội năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%. Trong số những người mua sắm qua mạng xã hội, 33% mua hàng qua cả Facebook và Zalo, 37% chỉ mua hàng qua Facebook. Điều này giúp chúng ta nhận thấy rõ ràng người tiêu dùng Việt vẫn đang ưu tiên Facebook để mua sắm thường xuyên hơn.
Số liệu thống kê mua sắm qua mạng xã hội từ Asia Plus.
Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam – màu mỡ nhưng cũng đầy chông gai cho startup
Những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến rõ rệt của TMĐT Việt là điều ai ai cũng phải công nhận. Chỉ riêng trong năm 2018 vừa rồi, TMĐT của Việt Nam đã đạt tổng doanh thu là 2.269 triệu USD (tăng 29,4% so với năm trước đó) và với kết quả này Việt Nam lọt vào Top 6/10 thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á.
Số lượng khách hàng mua hàng trên các trang TMĐT cũng tăng lên đáng kể là 2,6%, đạt 49,8 triệu người (chiếm hơn 50% dân số Việt Nam) và trong đó có 72% là mua sắm trên ứng dụng di động (nguồn dữ liệu: Statista - 2018, VECITA - 2017).
Bà Huỳnh Bích Trân, Phó giám đốc khối dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam đã đưa ra dự báo rằng với sự tăng trưởng lên tới 22%/năm, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD đến cuối năm 2020.
Tuy có nhiều tiềm năng phát triển là thế nhưng vẫn có hàng loạt những cái tên triển vọng trên sàn TMĐT phải ngậm ngùi tuyên bố đóng cửa như: Lingo, VuiVui, Beyeu,... vì không thể vượt qua được những thách thức của thị trường. Đây chính là một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành TMĐT, họ cần phải cẩn trọng và thực tế hơn.
Trở ngại lớn nhất của TMĐT trong thời điểm hiện tại có lẽ là thói quen mua hàng của người Việt. Điều này không chỉ là thách thức cho các startup mà còn gây khó khăn cho cả những “ông lớn” TMĐT như: Người mua còn nhiều nghi ngại ở quy trình mua bán online, sợ bị lừa đảo; Cảm thấy thông tin sản phẩm trên các trang bán hàng khá đơn điệu, thiếu tính tương tác giữa người bán với người mua mà cụ thể ở đây là sự tư vấn của người bán để hợp với nhu cầu của người mua; Thói quen muốn “thấy”, “sờ”,... và “thử” sản phẩm trước khi mua để đảm bảo; Một sản phẩm vạn người bán mà thông tin chung chung, khó có thể tìm ra đâu là giá tiền hợp lí cho sản phẩm cần mua, hình thành cảm giác sợ bị mua hớ.
Vậy startup TMĐT Việt cần làm gì để phát triển?
Điều kiện tiên quyết để bước vào thị trường TMĐT đầy sôi động và khốc liệt tại Việt Nam lúc này chính là phải tìm hiểu kỹ hành vi tiêu dùng của người mua, đồng hoá tư duy để tiếp cận cả người tiêu dùng lẫn các đơn vị cung cấp hàng hoá thì mới có thể nghĩ tới việc phát triển lâu dài và bền vững.
Trong số những cái tên startup đang lên kế hoạch tiến công vào thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay thì iBUK chính là cái tên đang được đánh giá là có rất nhiều triển vọng.
iBUK nghiên cứu rất kỹ thói quen mua của người Việt trên mạng xã hội đó chính là việc thích được tìm hiểu và trao đổi thông tin, được giao lưu với những nhóm mua hàng cùng sở thích. Chính vì vậy, thay vì tham vọng trở thành một trang TMĐT tầm cỡ thì iBUK lại hướng tới trở thành mạng xã hội mua bán hữu ích của người Việt.
iBUK không tách rời với thói quen mua hàng truyền thống mà thay vào đó startup trẻ này đã biến những thói quen đó thành tính năng hiện đại, áp dụng công nghệ vào nó để tạo ra một chợ truyền thống online. Nơi mà mọi người đều có thể tự do mở gian hàng, người mua có thể mặc cả đồ muốn mua, hai bên mua và bán giao dịch được trực tiếp, thuận mua vừa bán.
Rút ra được bài học từ những thương hiệu đi trước, iBUK hiểu rất rõ TMĐT cần có sự đột phá, cần có sáng tạo và tạo được niềm tin cho cả người mua lẫn người bán. Chính vì vậy không chỉ tạo ra các tính năng hỗ trợ thông minh, iBUK còn đem đến sân chơi đấu giá trực tuyến, hỗ trợ đắc lực cho các nhà bán hàng tổ chức sự kiện thúc đẩy doanh số, người mua có thể chọn mua được sản phẩm phù hợp với giá thành hấp dẫn. Ngoài ra, trong tương lai thương hiệu này còn đang lên kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo, đây là tính năng cao cấp để giúp người mua biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả để lựa chọn mua hàng.
Rõ ràng, TMĐT Việt Nam là một chiến trường rất khốc liệt, nó không có chỗ cho sự đãi ngộ bất cứ thương hiệu nào, tất cả đều phải đi lên bằng thực lực, chiếm lấy lòng tin của người dùng, nhà bán hàng và thay đổi nhận thức của người dùng bằng chất lượng dịch vụ, phục vụ. Với cuộc chiến này, hy vọng rằng thương hiệu mới và sáng giá như iBUK sẽ làm nên chuyện, trở thành một trong những cái tên trong top đầu những thương hiệu TMĐT Việt Nam uy tín và nhờ đó các startup mới về TMĐT có quyền hy vọng.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- 3 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý trong năm 2019
- Lãnh đạo Amazon Global Selling đến Hà Nội đào tạo thương mại điện tử cho doanh nghiệp
- Sếp Amazon sắp sang Việt Nam, hỗ trợ DN dệt may, da giầy, cà phê... xuất khẩu ra toàn thế giới
- Bí mật Thiên Chúa Ba ngôi: Điều quyết định sự sống còn của Amazon, Alibaba đến tất cả doanh nghiệp thương mại điện tử khác trên thế giới
- Những xu hướng sẽ khuấy động thị trường kinh doanh thế giới năm 2019
- Ứng dụng giao hàng Grab, Ahamove, Săn Ship đua nhau tung khuyến mãi Valentine
- Gay cấn "cuộc chiến" thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2019
- Cao sao vàng bán trên Amazon 7 USD, chổi đót gần 20 USD: Bán hàng trên AMAZON thực sự dễ đến thế?
- Thương mại di động lên ngôi
- Thị trường đặt món trực tuyến: Ai đông hơn người đó thắng?