Để xem Shark Tank không cần “mắt tròn mắt dẹt”, đây là các thuật ngữ bạn nên biết!

Shark Tank Việt Nam mùa 2 đã trở lại với ba startup mở màn đầy ấn tượng. Nhưng liệu bạn có bao giờ cảm thấy khó hiểu trước những thuật ngữ chuyên ngành được dùng trong chương trình?
Để xem Shark Tank không cần “mắt tròn mắt dẹt”, đây là các thuật ngữ bạn nên biết!
 
 
 

Shark Tank – Thương Vụ Bạc Tỷ là chương trình truyền hình thực tế bắt nguồn từ Mỹ và được Việt Nam mua bản quyền. Tham gia chương trình, đại diện các công ty khởi nghiệp (startup) sẽ trình bày dự án của mình, sau đó thương thảo, thuyết phục nhà đầu tư (Shark) rót vốn.

Vì lý do đó, chương trình có khá nhiều thuật ngữ khó hiểu với dân "ngoại đạo". Dưới đây là một số thuật ngữ được sử dụng trong tập đầu của Shark Tank Việt Nam mùa 2:

Direct Sales: Hình thức một công ty bán sản phẩm trực tiếp tới khách hàng, không thông qua cửa hàng. Hoặc cũng có thể hiểu là một công ty bán sản phẩm trực tiếp tới đại lý phía dưới, không cần đi qua công ty, nhà phân phối trung gian.

Influencer marketing: Hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường hoặc quảng cáo cho sản phẩm. Ví dụ Bitis đã sử dụng Sơn Tùng MPT – influencer, để quảng cáo cho dòng Bitis Hunter.

Để xem Shark Tank không cần “mắt tròn mắt dẹt”, đây là các thuật ngữ bạn nên biết! - Ảnh 1.
 

KOL: Key Opinion Leader, những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, được đông đảo mọi người biết đến và mọi người chịu sự tác động của họ. Đây có là thể là các doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…

SMEs: Small and medium-sized enterprises - Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Angel Investor: Nhà đầu tư thiên thần. Các nhà đầu tư này thường tiến hành đầu tư bằng chính tiền của mình, khác với các nhà đầu tư mạo hiểm - những người quyên tiền hay kêu gọi người khác đóng góp để thành lập một quỹ đầu tư, có sự quản lý chuyện nghiệp.

Exit: Thoái vốn. Đây là thời điểm nhà đầu tư (thường là nhà đầu tư mạo hiểm) bán cổ phần của mình trong công ty để thu về lợi nhuận (hoặc có thể là thua lỗ). Quá trình này đã được lên kế hoạch tại thời điểm nhà đầu tư quyết định rón vốn và có thể đưa vào kế hoạch tổng thể của công ty.

OEM: Original Equipment Manufacturing - sản xuất thiết bị gốc. Đây là công ty thực hiện các công việc sản xuất sau đó bán sản phẩm cho công ty khác (công ty này sẽ chịu trách nhiệm phân phối).

Market size: Tổng nhu cầu thị trường , hay là dung lượng thị trường

Due Dil: Due Diligence – Thẩm định doanh nghiệp. Đây là quá trình Shark xem xét, đánh giá lại thông tin, tình hình tài chính của startup trước khi ra quyết định đầu tư như đã cam kết.

Theo: Trí Thức Trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật