Doanh nhân Lê Đăng Khoa: "Các bạn start up trẻ đôi khi tự tin quá, nếu chỉ biết tạo sản phẩm tốt thì không thể nào thành công được"
"Các start up đều gặp các vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất, là pháp lý; thứ hai, tâm lý vội vã. Ví dụ như muốn mở một tiệm bánh, bạn không phải chỉ nghĩ đến việc tạo một chiếc bánh, mà còn phải tìm những người cộng sự mạnh như bạn ở các mảng khác như kinh doanh, vận hành, làm thương hiệu, tài chính…
Làm kinh doanh thì phải có lời, không hiểu về tài chính thì làm sao có lời được. Phải biết đầu tư kinh doanh thế nào là đủ, thế nào là vượt mức, là chưa đủ. Khá nhiều bạn làm start up rất mơ hồ về các khái niệm cơ bản về tài chính.
Trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực hiện nay, đều phải nói tới vấn đề thương hiệu, bởi cho dù sản phẩm tốt đến mấy mà người ta không biết tới thương hiệu thì chuyện kinh doanh cũng là vô ích. Muốn người ta biết tới thì đó chính là bài toán của những người biết cách làm thương hiệu."
Khi được hỏi rằng liệu có cơ hội nào cho các start up nhỏ hoạt động độc lập có thể cạnh tranh với các ông lớn không, Shark Khoa đã trả lời:
"Các start up nhỏ vẫn có những cơ hội cạnh tranh với các thương hiệu lớn, chỉ với một điều kiện là họ phải biết kết hợp. Kết hợp sẽ tạo nên sức mạnh khi có cơ hội để đối đầu, vì đâu đâu cũng chỉ có những sản phẩm giống nhau thì khả năng sinh tồn lại thị trường sẽ rất thấp."
Họ phải thật sự khác biệt. Họ phải tự mình đi gặp các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm để khuếch trương sự khác biệt đó. Khi các bạn start up muốn chọn nhà đầu tư, đặc biệt là các start up mới phát triển, nên hạn chế chọn nhà đầu tư về tiền. Vì rõ ràng, các bạn không chỉ cần tiền mà còn cần nhiều thứ khác.
Start up trẻ nên chọn nhà đầu tư về chiến lược để tiếp thu thêm kiến thức, kinh nghiệm về vận hành, marketing, quản trị con người… Họ sẽ cùng song hành, thức dậy và làm việc với các bạn mỗi ngày, hướng dẫn cho các bạn, chỉ xem cái nào đúng, cái nào chưa được, thậm chí, hoạch định con đường đi cho các bạn.
Các start up trẻ phải luôn luôn có tinh thần học hỏi, tìm được sự cân bằng giữa sự khiêm nhường và sự quyết liệt. Vì sao phải khiêm nhường? Vì chúng ta vẫn còn nhỏ bé, chưa là gì cả, khiêm nhường để thấy được điểm yếu của chúng ta.
Khoa tiếp xúc với khá nhiều các start up trẻ thì thấy các founder đôi khi tự tin quá. Khi quá tự tin vào sản phẩm, vào thương hiệu của mình thì các bạn lại dễ dàng bỏ qua những điểm yếu cần cải thiện, bỏ qua vai trò của đối tác, của cộng sự.
Đối với cá nhân Khoa, nếu các bạn chỉ biết tạo ra các sản phẩm tốt thì các bạn không thể nào thành công được. Các start up trẻ cần phải có những người cộng sự kinh nghiệm và bổ trợ cho các bạn những mảng mà các bạn chưa giỏi."
"Vấn đề xuất phát từ nền tảng gia đình có điều kiện, Khoa chưa bao giờ chối cãi cả. Nhưng Khoa nghĩ cái mà Khoa được thừa hưởng lớn nhất từ gia đình hay cha mẹ không phải là tiền, mà đó là kĩ năng kiếm tiền."
Và anh cũng không quên gửi gắm lời nhắn tới các bạn trẻ: "Một khi đã bước ra ngoài thương trường rồi, Khoa luôn giữ quan điểm là người tiêu dùng không còn quan tâm người "đầu tàu" xuất phát từ gia đình có điều kiện như thế nào, mà họ quan tâm sản phẩm chất lượng ra sao, sản phẩm có cạnh tranh hay không… Đây chính là điều mà các bạn đang nung nấu ý định start up hay đang khởi nghiệp cần chú ý."
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Không cần học đâu xa, lời khuyên từ 5 "cá mập" của Shark Tank Việt sẽ giúp các bạn trẻ tìm ra con đường đi đúng đắn cho bản thân!
- Shark Phạm Thanh Hưng: Nhiều người nói về lòng trung thành trong công việc nhưng tôi nhảy việc rất kinh khủng, tôi khuyên các bạn trẻ không hợp là rút lui ngay
- 8 bài học khởi nghiệp từ ông chủ Amazon
- Shark Hưng đưa ra lời khuyên cho hàng triệu người bán hàng online tại Việt Nam: Không bao giờ được xây nhà trên mảnh đất của người khác, điều đó rất nguy hiểm!
- Shark Thái Vân Linh: Các bạn trẻ đi làm không nên về trước 7h tối, như vậy là quá sớm!
- Yếu tố đơn giản quyết định một startup thành công hay thất bại
- Đừng nghĩ cứ chăm chỉ là thành công, bạn sẽ cả đời chẳng giàu sang nổi nếu thiếu 4 yếu tố này!
- Cựu cố vấn Apple khuyên người khởi nghiệp khi đi gọi vốn: Đừng huyên thuyên về tấm bằng MBA!
- Chuyên gia Australia: 'Startup Việt cần có tư duy quốc tế ngay từ ý tưởng'
- Nhà tuyển dụng gửi lời khuyên với các bạn trẻ: Hãy tự tìm cơ hội cho mình bằng cách chịu khó đầu tư thời gian