Du học sinh Pháp về nước khởi nghiệp tiết lộ bí quyết mời được kiến trúc sư Pháp về Việt Nam, dù trả mức lương chỉ bằng 1/10 các tập đoàn lớn
Sebastien Sáng Nguyễn là du học sinh Pháp. Sau thời gian du học ở Pháp, Sebastien Sáng Nguyễn về Việt Nam làm cho một công ty Pháp tại đây với vị trí giám đốc điều hành. Sau đó, anh nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2015.
Chàng trai sinh năm 1987 hiện có 2 startup, một về kiến trúc, một về phân phối mỹ phẩm của Pháp. Trong startup về kiến trúc, anh Sáng Nguyễn đã mời được nhân sự giỏi từ Pháp trở về Việt Nam để làm cho công ty của mình và sau này, một kiến trúc sư này trở thành cổ đông của công ty.
Làm sao để mời được nhân sự giỏi, người nước ngoài về làm việc tại Việt Nam khi không dư dả tiền?
Thứ nhất, theo anh Sáng, doanh nghiệp mới thành lập sẽ có nhiều điểm yếu. Vậy nên, người sáng lập cần biết mình cần gì và phải làm thế nào. Bản thân anh, khi muốn mời nhân sự Pháp về Việt Nam làm việc cho công ty mình, thì phải hiểu được văn hóa Pháp để thu hút họ.
Điều yếu của doanh nghiệp mới thành lập thì rất nhiều: chẳng hạn như điều kiện làm việc, chính sách công ty, môi trường làm việc… kém so với các tập đoàn lớn ở Việt Nam.
Cần cho nhân sự đó biết lộ trình phát triển: Ban đầu lương thấp nhưng tăng dần và chuyển sang cổ phần.
Điểm "chết" là không có khả năng chi trả nhiều tiền cho họ, trong khi các tập đoàn lớn sẵn sàng trả họ với mức lương gấp 10 lần mình.
Theo anh Sáng Nguyễn, trong trường hợp này, phải cho họ biết lộ trình phát triển. “Mức lương ban đầu thấp nhưng sẽ tăng trưởng dần dần và sau đó chuyển sang cổ phần”, anh Sáng nói.
Theo anh, ở Pháp rất khó để làm chủ doanh nghiệp. Mình sẽ phải khích lệ họ làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam và chứng minh một điều, mình là mảnh ghép quan trọng để họ hiểu về văn hóa Việt Nam. Họ không thể làm chủ doanh nghiệp được nếu không có mảnh ghép là mình tại Việt Nam.
Người Pháp thích đi chơi, đi bar: Dù bận vẫn phải đưa đi, quan trọng là truyền tình yêu văn hóa Việt Nam qua họ
Một điểm mà anh Sáng Nguyễn đưa ra mà theo anh rất quan trọng là làm sao để nhân sự người Pháp hòa nhập vào văn hóa và đời sống Việt Nam.
Phải truyền cho họ tình yêu Việt Nam. Có yêu văn hóa Việt họ mới ở lại.
“Phải làm sao để truyền cho họ tình yêu Việt Nam. Họ chỉ ở lại khi họ yêu văn hóa Việt Nam. Và sau đó, mình cũng sẽ chia sẻ cho họ biết, những thực tế đang tồn tại ở Việt Nam”, anh Sáng Nguyễn nói.
Còn về cuộc sống, phải hiểu được người Pháp muốn gì. “Theo tôi, người Pháp có thể chấp nhận mức lương thấp nhưng điều kiện ăn, ở, vui chơi không thể thấp được. Người Pháp thích đi bar, đi chơi. Tôi dù bận mấy vẫn phải đưa họ đi. Mục tiêu là để họ yêu Việt Nam, hiểu Việt Nam hơn để hòa nhập”, doanh nhân 8X kể.
Sebastien Sáng Nguyễn.
Nhận hết về mình những khó khăn, trao cho họ những điều thuận lợi nhất
Một bí quyết nữa mà du học sinh họ Nguyễn chia sẻ, đó là tìm cách để tối ưu hóa nhân sự người Pháp, giúp họ thăng hoa trong công việc.
“Anh kiến trúc sư người Pháp đầu tiên về Việt Nam là người khá nổi tiếng trong nghề ở Pháp. Khi mời anh về Việt Nam tham gia cùng mình, tất cả những gì tốt nhất, đẹp đẽ nhất mình dành cho anh ấy. Mình gánh những gì khó khăn nhất, xấu xí nhất trong công việc để anh ấy phát triển”, Sáng Nguyễn chia sẻ.
Theo anh Sáng, các kiến trúc sư người Pháp đã rất giỏi về chuyên môn. Mình chỉ cần đặt họ đúng vị trí. Rồi đồng hành cùng họ để họ thăng hoa.
Anh Sáng cho rằng, điểm mạnh của kiến trúc Pháp, về chuyên môn thì không cần bàn nhiều, vì kiến trúc Pháp để lại ấn tượng rất tốt đối với người Việt.
Hình ảnh thương hiệu kiến trúc Pháp là thứ mà công ty anh cần khai thác. “Nhờ thương hiệu kiến trúc Pháp có hình ảnh rất tốt nên đã giúp công ty đạt được nhiều thành công”, anh Sáng Nguyễn nói.
Anh Sáng nhớ lại, lúc đưa nhân sự người Pháp về, nhiều người nghĩ là rất khó giữ chân nhân sự đó vì nhiều công ty khác tại Việt Nam có thể trả lương gấp 10 lần anh trả. Tuy nhiên, anh Sáng đã mạnh dạn làm và hiện giờ, vị kiến trúc sư đó đang là cổ đông của công ty anh. Công ty anh đã gặt hái được những thành công nhất định, có văn phòng tại Pháp và Việt Nam.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Doanh nhân Nguyễn Đức Minh: Không lớn lên từ nghèo khó, chưa chắc có ngày hôm nay
- Chuyện 3 người bạn cùng nhau startup: Chỉ 4 tháng đã được định giá triệu USD, nhưng “tan đàn xẻ nghé” vì ai cũng nghĩ “công tôi lớn hơn”
- 21 tuổi khởi nghiệp in áo thun, từng có doanh thu 1 tỷ đồng/tháng, nhưng startup này đã sạt nghiệp vì tham khách hàng, vay nặng lãi để trả lương công nhân
- CEO Tokopedia: Từ con trai công nhân nhà máy trở thành ông chủ của startup trị giá 7 tỷ USD
- Shark Thủy: “Người ta nói trâu chậm uống nước đục', nhưng theo tôi thì cứ chậm chút, có khi được mua rẻ"
- Đôi bạn thân cựu sinh viên cơ khí trường Bách Khoa, rời tập đoàn Nhật để về nước khởi nghiệp với… túi xách
- Shark Việt: Làm nhà nước 17 năm, khởi nghiệp ở tuổi 39 và từng bị bố mẹ mắng vì "xui" vợ bỏ giảng viên để đi kinh doanh
- Startup hỗ trợ bán hàng đa kênh kỳ vọng phủ sóng Đông Nam Á
- Rời "trạm cà phê" Urban Station, bến đỗ mới của Đinh Nhật Nam là quán nhậu?
- Giám đốc Vina Latex Nguyễn Đông Thành: Khởi nghiệp vì muốn làm điều mình thích