Hạ lãi suất, gỡ khó cho doanh nghiệp
TPDN thì trên thị trường ngân hàng, các nhà băng đang rốt ráo tìm cách hạ lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay, cùng đó tiếp cận xử lý nợ xấu, cân đối khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.
LS cho vay cao, DN khó tiếp cận
Tại buổi tọa đàm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của một tờ báo phía Nam diễn ra gần đây, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
TP HCM (HUBA) cho rằng, cần có giải pháp rõ ràng hơn nữa về hướng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là giảm lãi suất. “Nếu lãi suất dài hạn trên 10% thì doanh nghiệp "không có cửa" để đầu tư nên cần làm sao kéo lãi suất dài hạn xuống, nên vạch lộ trình cụ thể từ đây đến 6 tháng đưa lãi suất dài hạn xuống để kích thích đầu tư”, ông Hòa kiến nghị.
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Trần Đình Thiên cũng bày tỏ lo ngại về nguồn vốn cho nền kinh tế. Ông Trần Đình Thiên cho rằng, từ nửa sau của năm 2022, tình hình kinh tế khó khăn với việc khô cạn nguồn vốn tín dụng và nhất là lĩnh vực bất động sản. Đáng chú ý là khó khăn của một bộ phận quan trọng bậc nhất của nền kinh tế là khu vực nội địa. “Doanh nghiệp của ta yếu, mà mặt bằng lãi suất cao như thế thì làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó lớn được”, ông Thiên nói.
Thông điệp: NHTM sẽ hạ lãi suất!
Thông tin tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) sáng 8/2 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank đã cho biết, ngay trước cuộc họp này, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại đã nhóm họp và thống nhất giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay nói chung và giảm lãi suất cho vay bất động sản nói riêng. Một lãnh đạo ngân hàng cho biết, mức lãi suất đa ở các ngân hàng lớn sẽ chỉ còn khoảng 8,7%/năm, thay vì mức tối đa 9,5% hiện tại.
Thống kê hiện nay cho thấy, không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất tiết kiệm trên 10%/năm. So với giai đoạn cao điểm hồi tháng 11/2022, lãi suất huy động hiện nay đã giảm từ 0,5-2%/năm tùy từng kỳ hạn.
Đơn cử: VietCapitalBank lãi suất tối đa nhà băng này đưa ra là 9%/năm, áp dụng với tiền gửi trực tuyến 12 tháng trở lên trong khi trước đó, cuối năm 2022, lãi suất ở kỳ hạn này là 9,5%/năm. Tại PVCombank, khách hàng gửi tiền trực tuyến (theo hình thức tiền gửi bậc thang, kỳ hạn 36 tháng) loại sản phẩm này chỉ còn lãi suất 9,5%/năm, giảm 0,4%/ năm. Tương tự, Techcombank đến nay đã hạ lãi suất huy động 0,3 - 0,4%/ năm so với thời điểm tháng 12/2022 Trong khi đó, khách hàng thường được trả lãi 8,9%/năm.
Tiền phong
TIN CŨ HƠN
- Khó tiếp cận gói vay hỗ trợ lãi suất
- Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay, áp dụng trong 4 tháng đầu năm 2023
- Huy động vốn vào ngân hàng tiếp tục tăng
- NHNN sẽ theo dõi các trường hợp ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý
- Agribank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng năm 2022
- Vượt qua Big4, một ngân hàng tư nhân chính thức có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống
- Thêm các ngân hàng được nới room tín dụng, tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế
- Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV sẽ cổ phần hóa, thoái vốn ra sao trong giai đoạn 2022-2025?
- Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 10%/năm quay trở lại
- USD tăng vọt, vàng và euro lao dốc trước khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất