Những đại gia nào đang đổ tiền vào bất động sản Hà Nội?

Trong khuôn khổ Hội nghị "Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển", lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đáng lưu ý có 3 dự án bất động sản quy mô lớn với vốn đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng/dự án.

 

 
Những đại gia nào đang đổ tiền vào bất động sản Hà Nội?
 
 Những khu đô thị lớn nhất Thủ đô

Trong đó, các dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất đều là bất động sản như: Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với vốn đầu tư là 94.349 tỷ đồng của Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG.

Dự án Khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Đô thị Tây Hà Nội đầu tư với số vốn 80.000 tỷ đồng.  Dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm do Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm đầu tư với số vốn 87.385 tỷ đồng.

Khu nhà ở xã hội, tái định cư và thương mại Him Lam Phúc Lợi, quận Long Biên do Công ty Cổ phần Him Lam đầu tư với kinh phí dự kiến là 7.002 tỷ đồng. Khu đô thị Nhịp sống mới - NewStyle City trong Khu đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập, huyện Đan Phượng do Công ty CP Đầu tư DIA đầu tư với kinh phí 4.332 tỷ đồng.

Khu nhà ở ECo home3 tại ô đất B11-HH2 khu đô thị Bắc Cổ Nhuế Chèm, quận Bắc Từ Liêm do Liên danh Công ty CP Đầu tư và thương mại Thủ Đô và Công ty CP Đầu tư và Thương mại Bắc 9 đầu tư với kinh phí 5.095 tỷ đồng. Nhà ở thương mại phục vụ tái định cư tại ô đất CT1, CT4 Khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng - Thanh Trì tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai do Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng đầu tư với kinh phí dự kiến là 2.335 tỷ đồng.

Tòa nhà CT3, CT4 thuộc Khu tái định cư Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ do Công ty CP Đầu tư Đô thị Hồ Tây đầu tư với kinh phí là 2.126 tỷ đồng. Tòa nhà Techcombank tại 44 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với kinh phí là 2.359 tỷ đồng.

Dự án Khu nhà ở Gia đình Quân đội tại Lô đất CT-02A và CT-02B, khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai do Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - Bộ Quốc Phòng đầu tư với kinh phí 2.145 tỷ đồng.

Dự án Tòa nhà hỗn hợp: Dịch vụ thương mại và nhà ở tại đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty CP Dịch vụ Trường học Quang Minh đầu tư với kinh phí 1.491 tỷ đồng.

Dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng và căn hộ Diamond Tower tại đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm do Công ty TNHH SBIC-CFTD đầu tư với kinh phí 1.349 tỷ đồng.

Dự án DLC - Complex Nguyễn Tuân do Liên danh Nhà đầu tư Công ty TNHH đầu tư BĐS DLC và Công ty CP đầu tư và tư vấn An Việt đầu tư với kinh phí 1.314 tỷ đồng

Dự án Công trình văn phòng, thương mại dịch vụ, nhà ở (Tòa nhà V.I.C Tower) tại lô C ô đất D4 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy do Công ty TNHH Phú Mỹ An - Hà Nội đầu tư với kinh phí 963 tỷ đồng. Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng (tại Khu đô thị An Hưng) do Công ty CP đầu tư Văn Phú – Invest đầu tư với kinh phí là 3.945 tỷ đồng...

Ngoài ra, có một dự án xây văn phòng tại đô thị lõi là Tòa nhà văn phòng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam tại số 01 phố Khâm Thiên, quận Đống Đa do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đầu tư với kinh phí là 790 tỷ đồng.

Trong số  các dự này được chấp thuận chủ trương đầu tư lầ này, đang lưu ý có một dự án BT quy mô lớn. Đó là Dự án Xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3 theo hợp đồng BT do Liên danh Công ty CP Phát triển Nhân lực LOD và Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt với kinh phí là 1.404 tỷ đồng.

Đổi gần 40 ha đất vàng lấy 2,85 km đường

Một dự án BT khác cũng vừa được công bố để kêu gọi đầu tư. Theo Sở KH&ĐT Hà Nội, dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân theo hình thức hợp đồng BT đã được thành phố phê duyệt.

Theo đó, ngày 07/6/2018, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 2790/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Đề xuất dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân theo hình thức hợp đồng BT.

Tuyến đường có chiều dài 2,85 km, được đầu tư nhằm kết nối đồng bộ, liên thông với mạng lưới đường trong khu vực, kết nối các tuyến đường Vành đai 2; 2,5; 3 góp phần giảm tải cũng như giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cho tuyến đường Nguyễn Trãi, đường Giải Phóng, đường Vành đai 2, Vành đai 3...

Tổng vốn đầu tư dự kiến 1.412 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 274 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 967 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến từ 2018 đến 2020.

Phương án thu hồi vốn, Hà Nội dự kiến quỹ đất thanh toán cho dự án BT tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm gồm các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 với diện tích khoảng 39,8 ha thuộc Quy hoạch phân khu S4.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, quy mô và diện tích cụ thể của quỹ đất thanh toán dự án BT được xác định đảm bảo phù hợp với Quy hoạch và các quy định liên quan.

Theo: Hà Nhân

Tiền phong


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật