Ông chủ chuỗi rửa xe 5S được đầu tư 11 tỷ đồng từ shark Phú
Gọi 10 tỷ đồng cho 15% cổ phần 5S
Cặp vợ chồng Trương Tuyến và Ngọc Anh, chủ chuỗi rửa xe 5S, đến với Shark Tank với mong muốn huy động 10 tỷ đồng cho 15% cổ phần của chuỗi rửa và chăm sóc xe 5S. Mục tiêu của việc gọi vốn là mở rộng phạm vi hoạt động của 5S trên khắp Việt Nam và tạo tiền đề cho bước tiến xa hơn ra thị trường quốc tế.
Hệ thống 5S hiện có 7 cửa hàng, bao gồm một cơ sở tại TP HCM do vợ chồng anh Tuyến quản lý. 6 cửa hàng khác là nhượng quyền.
Theo các founders, doanh thu ngày thường tại cửa hàng tại TP HCM là 5-7 triệu đồng/ngày, cuối tuần là khoảng 10-15 triệu đồng. Doanh thu hàng tháng khoảng 200 triệu đồng. Cửa hàng nhượng quyền nào cũng có lãi ngay từ tháng đầu tiên.
Bên cạnh việc cung cấp hệ thống rửa xe tự động tiết kiệm thời gian, 5S còn có dịch vụ cà phê máy lạnh và nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm. Công ty chọn mặt bằng cạnh các cây xăng để tiết kiệm chi phí và tận dụng lượng khách hàng sẵn có tại các trạm xăng.
Màn đối đáp khiến founder “khai” rằng còn các công ty khác
Màn hỏi đáp của Shark Phú khiến founders của 5S “khai” ra rằng, vợ chồng anh còn sở hữu công ty khác.
- Shark Phú: Doanh thu một tháng của cửa hàng 5S là bao nhiêu?
- Anh Tuyến: Doanh thu 1 tháng 180.000 - 200 triệu đồng.
- Shark Phú: 11 người cộng với tiền thuê mặt bằng (12- 20 triệu đồng/tháng cho 200 m2). Làm sao có lãi được?
- Chị Ngọc Anh: Tổng hệ thống là 50 người.
- Shark Phú: 50 người mà tính lương mỗi người 15 triệu đồng/tháng thì đã là con số khác rồi.
- Ngọc Anh: Chúng tôi có bộ phận văn phòng phân phối thiết bị và sản xuất tính theo công ty riêng. Đó là công ty Vinalink và công ty phân phối.
- Shark Phú: Tức là em chỉ gọi vốn cho 5S thôi đúng không. Nếu như vậy thì khó gọi vốn. Nếu sau này gọi vốn xong em đi làm việc khác thì ai đầu tư vào bọn em.
- Shark Thái Vân Linh: Chúng tôi chỉ đầu tư vào công ty mẹ.
- Anh Tuyến: Các anh nhìn thấy đó là lợi thế chứ. Vì tôi làm chủ cả công ty sản xuất lẫn phân phối cho 5S.
- Shark Vương: Lợi thế đó không thuộc về nhà đầu tư.
- Anh Tuyến: Chúng ta mua sản phẩm từ công ty do chính mình sản xuất. Vậy thì còn lợi thế hơn nhiều chứ?
- Shark Vương: Chúng ta là ai?
Anh Tuyến ngập ngừng trước câu nói của Shark Vương. Sau đó, Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP, giải thích rằng: “Đó là khi em đang làm chủ. Em có thể bỏ từ túi trái qua túi phải. Nhưng chúng tôi khi tham gia chỉ chiếm phần nhỏ thôi. Em bỏ túi trái hay phải là khác nhau”.
Tiếp đó, Shark Phú lại “cướp diễn đàn” với màn hỏi đáp:
- Shark Phú: Vậy mảng sản xuất, doanh thu ra sao?
- Anh Tuyến: Rất tuyệt vời và cực kỳ lớn.
- Shark Phú: Bọn anh không thể chuyên nghiệp để biết máy này bao nhiêu. Gộp lại sẽ dễ gọi hơn. Nhà đầu tư muốn hưởng trọn lợi ích cả chế tạo máy lẫn 5S. Anh đảm bảo rằng toàn bộ lợi ích sinh ra từ bọn em thì người ta được biết. Bọn em tách ra, có thể chuyển lỗ thành lãi, không ai lần ra được.
Shark Phú: Chỉ đầu tư nếu gộp cả Vinalink và 5S
Shark Vương đưa ra đề nghị phải đưa thông tin công ty từ đầu.
Theo giới thiệu của anh Tuyến, Vinalink là công ty cơ khí, tự động hóa đang nằm ở quận 12. Anh thuê đất với diện tích 1.000 m2 nằm ngoài khu công nghiệp.
Sau lời giới thiệu của founder, ông Phú kết luận: “Riêng tôi chỉ đầu tư nếu gộp cả công ty sản xuất và 5S. Còn không thì không đầu tư. Như vậy là phải tái cấu trúc lại”.
- Shark Phú: Mức phần trăm tối đa mà anh có thể chia sẻ được là bao nhiêu?
- Anh Tuyến: Mức tối đa là 20%.
Sau đó, shark Phú hỏi thêm về khả năng chia sẻ 36%.
Vợ chồng anh Tuyến hội ý và đưa ra con số kêu gọi 36% với 50 tỷ đồng.
Dù shark Phú cho rằng founders đưa ra số liệu không đúng nhưng vẫn “rút ví” 11 tỷ đồng
Shark Phú yêu cầu founders cho biết doanh thu 5 năm. Anh Tuyến cho rằng, mỗi năm tăng trưởng khoảng 100% và số tiền đó đã tái đầu tư.
Shark Hưng cho rằng tái đầu tư thì phải vào tài sản.
Hơi lúng túng, anh Tuyến thừa nhận: Về tài chính, chúng tôi rất cần các nhà đầu tư để hỗ trợ thêm.
Shark Vương lập luận và đưa ra quyết định: “Ở đây tôi không nói là các bạn nói dối nhưng các bạn chưa biết tính toán. Nếu doanh số 3 tỷ 1 tháng, lợi nhuận 1 tỷ. Một năm 12 tỷ không cần gọi vốn. Tôi không tin là các con số bạn đưa ra là đúng. Tôi không đầu tư”.
Shark Trương Lý Hoàng Phi cũng không đầu tư vào thương vụ này.
Bộ 3 liên minh sharks Phú, Linh, Hưng thành lập.
“Bức tranh các em đưa không rõ nên không trả chính xác được. Trong 2 năm, doanh thu từng năm bao nhiêu, lợi nhuận, là căn cứ để chúng tôi kiểm toán. Vì mấy chục tỷ quá lớn”, ông Phú nhận định.
Tuy nhiên, sau đó, shark Link và shark Hưng rút khỏi liên minh. Lý do Shark Linh đưa ra là 20% cổ phần chia khó và mức cổ phần nhỏ.
Còn lại một mình shark Phú, founder đưa ra mức huy động: 15 tỷ với 20% cổ phần, rồi sau đó giảm xuống còn 13 tỷ.
Shark Phú nhận định rằng, số liệu của founder đưa ra là không đúng, nên sẽ mua với 11 tỷ cho 20% cổ phần công ty. Sau này sẽ kiểm toán, nếu sai thì có thể sẽ hủy kết quả. Nếu đúng thì sẽ tăng cổ phần lên 36% theo mức giá 20%.
Founders đồng ý và nhận 11 tỷ đồng đầu tư từ shark Phú.
Thế Trần
Theo Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Bài toán mà bà bán buôn học qua lớp 1, lớp 2 cũng giải được, nhưng đa phần startup lại quên
- Từng bị trêu chọc là “thằng bán dấm”, 8X này giành học bổng ở Canada và gọi vốn được 4 tỷ đồng cho sản phẩm nhà làm
- Chia sẻ bãi đậu xe sẽ trở thành “điểm nhấn” mới của nền kinh tế cho thuê tại Trung Quốc
- Kinh nghiệm của cô gái 24 tuổi bỏ vị trí Phó GĐ đi khởi nghiệp: ‘Từ bàn tay trắng, tôi đã xây nên một cục nợ rất to!’
- Kiếm bộn tiền nhờ kinh doanh bánh ngọt Pháp tại Mỹ
- Suýt phá sản vì bị 'chợ chê' đến món kim chi phủ khắp 10 siêu thị, Aeon vào Việt Nam cũng đặt hàng trước 2 năm, Ông Kim's đã làm thế nào?
- Startup lai nhiều mô hình giữa Groupon, Yelp, Foodpanda và Uber Eats của Trung Quốc được định giá 30 tỷ USD
- Bật mí kinh nghiệm khởi nghiệp thành công từ tỉ phú Jack Ma