Shark Hưng cùng các quỹ đầu tư tiết lộ khẩu vị chọn startup: Người thích rót vốn giai đoạn sau, người né doanh nghiệp đang thua lỗ
Những năm gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến của hàng loạt các quỹ đầu tư ngoại. Liên tiếp trên mặt báo là tin các startup trong nước nhận vốn hàng triệu USD như Momo, Luxstay, Logivan,..
Trong vòng 3 năm tới, 10.000 tỷ đồng - tương ứng 425 triệu USD sẽ được 18 quỹ đầu tư cam kết tiếp tục rót vào cộng đồng startup Việt Nam, theo thông tin từ Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Vietnam Ventures Summit 2019 diễn ra cách đây không lâu.
Vậy nhưng trước khi nói đến câu chuyện gọi vốn thành công hay các kỹ năng, chiến lược cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư, điều kiện tuyên quyết mà startup cần biết chính là "khẩu vị" riêng của mỗi cá nhân, tổ chức để có lựa chọn phù hợp.
Ví dụ với Cengroup, Phó chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Hưng, cũng là 1 trong 4 "cá mập" chính của chương trình Shark Tank Việt Nam cho biết họ quan tâm đến công nghệ và các startup sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề ngay từ thời điểm ban đầu. Vì là một đơn vị trong lĩnh vực bất động sản, Shark Hưng thừa nhận họ hứng thú với các giải pháp mới trong thiết kế nhà cửa, xây dựng ngôi nhà thông minh, các sản phẩm, vật liệu xây dựng mới,…Đó cũng có thể là các công nghệ cho cho phép khách hàng quan sát từng góc cạnh của ngôi nhà nhờ AI, VR, hay công nghệ blockchain để kiểm soát giao dịch,…
Tuy nhiên về giai đoạn đầu tư, Phó chủ tịch Cengroup thẳng thắn thừa nhận "gu" của anh là những startup đã có sản phẩm, sẵn sàng tập trung vào phát triển thị trường.
Trong khi đó, ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc điều hành IFC tại Việt Nam, Lào, Campuchia tiết lộ IFC quan tâm đến các lĩnh vực nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam, xóa đói giảm nghèo, trong đó có 3 nhóm chủ đề cụ thể là startup tài chính fintech, logistic trong toàn thể chuỗi giá trị từ nhà nhập khẩu đến nhà tiêu dùng, và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.
Vì là một công ty tài chính quốc tế thuộc World Bank, IFC đặt ưu tiên sinh lời với startup lên hàng đầu.
"Chúng tôi là tổ chức khá đặc biệt nên chúng tôi cần kiếm ra tiền. Chúng tôi quan tâm đến tính bền vững của doanh nghiệp và khả năng sinh lời duy trì trong dài hạn. Nếu doanh nghiệp đang thua lỗ thì cũng khó cho cả 2, vậy nên thông thường chúng tôi đầu tư vào giai đoạn phía sau".
Khác với hai diễn giả phía trên, ông Hanno Stegmann, Giám đốc BCG Digital Ventures và ông Trần Hữu Đức, Giám đốc FPT Ventures cho biết họ quan tâm đến các giải pháp đột phá trong nền kinh tế như fintech, healthtech, edutech,…
Riêng về giá trị thương vụ, ông Trần Hữu Đức cho biết giai đoạn đầu, FPT Ventures có quỹ VIISA để hỗ trợ startup với nguồn với dưới 100.000 USD. Nếu startup muốn gọi số vốn lớn hơn, họ có thể giới thiệu sang quỹ Dragon Capital hoặc có nhu cầu M&A thì FPT cũng quan tâm.
Thực tế, theo báo cáo của Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica năm 2018, các khoản đầu tư vào startup Việt Nam đạt 889 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2017. Các nhà đầu tư nội đã sẵn sàng đầu tư vào startup trong nước với tổng vốn của 6 quỹ tương đương 500 triệu USD.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Hơn 100 quỹ đầu tư khởi nghiệp quốc tế đến Việt Nam
- Cá mập chính đầu tiên của Shark Tank VN mùa 3 lộ diện: Vị Shark đầu tiên giải ngân deal triệu đô tuyên bố chính thức bước vào mùa "ra khơi"!
- Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc điều hành SIHUB: “Runway to the world là điểm kích hoạt cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam”
- Startup Việt 2019 mở rộng thời gian nộp hồ sơ đến 2/7
- Được Shark Linh hứa đầu tư 500.000 USD nhưng "lỡ duyên", startup này tự tăng doanh số lên gấp 5 và vừa giành giải nhất cuộc thi SharkChain đầu tiên tại Việt Nam
- Startup Việt vô địch đấu trường khởi nghiệp sáng tạo thế giới
- Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo năm 2020 tuyển đơn vị tham gia
- GoBear gọi vốn thành công 80 triệu USD
- “Cú chơi lớn” của Shark Thủy: Đầu tư 100 tỷ đồng vào Soya Garden, biến startup này thành thương vụ giá trị nhất Shark Tank Việt Nam
- Vì sao nhà đầu tư nước ngoài vẫn e dè khi đổ tiền vào startup Việt?