Sinh viên Việt hỏi khó sếp Google: Vì sao ông thích Việt Nam mà mãi chưa lập văn phòng tại Việt Nam?

Tại sự kiện Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Giám đốc điều hành, Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google nhận được câu hỏi từ một bạn trẻ Việt Nam về việc vì sao vẫn chưa lập văn phòng tại đất nước đăng cai sự kiện WEF ASEAN 2018.

Sinh viên Việt hỏi khó sếp Google: Vì sao ông thích Việt Nam mà mãi chưa lập văn phòng tại Việt Nam?
Ông Rajan Anandan - Giám đốc điều hành, Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Công ty Google Ấn Độ.
 

Phiên hỏi đáp của sự kiện Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0 trở nên rôm rả khi một bạn trẻ Việt Nam gửi câu hỏi tới ông Rajan Anandan - Giám đốc điều hành, Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Công ty Google Ấn Độ.

Nguyên văn câu hỏi ấy là: "Ông thích Việt Nam, vậy tại sao Google vẫn chưa có văn phòngtại Việt Nam? Đây là nơi có rất nhiều nhà sáng tạo trẻ và có nhiều tài năng. Việt Nam, và đặc biệt Hà Nội chúng tôi có rất nhiều nhân tài so với các quốc gia khác ở ASEAN".

Trả lời câu hỏi khó này, ông Rajan khẳng định Việt Nam là quốc gia quan trọng với Google, vì 2 lý do:

- Việt Nam là nền kinh tế năng động;

- Số lượng người sử dụng Internet lớn, lớn hơn các quốc gia khác trên thế giới

Google có chính sách tập trung vào từng quốc gia vì muốn đảm bảo các sản phẩm riêng biệt của họ đáp ứng người dùng tốt. Đồng thời, đảm bảo giải quyết được các rào cản ngăn cản công dân các nước truy cập vào mạng. Bước cuối cùng thì Google sẽ có mặt tại hiện trường quốc gia đó.

"Chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Việt Nam, hiện còn một số việc cần giải quyết liên quan đến chính sách".

"Chúng tôi rất phấn khích với Việt Nam. Điều quan trọng là Google muốn đảm bảo các bạn tự làm việc cho mình, nghĩ về Google theo cách làm thế nào khai thác được Google để hoàn thiện các kỹ năng, sao cho phát triển được doanh nghiệp của mình thành một Google tiếp theo", ông Rajan nói.

Chia sẻ tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh cho biết, thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã xác định doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, là đối tượng trung tâm của nền kinh tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; đồng thời, cũng chủ động tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng lần thứ tư.

Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - ông Klaus Schwab nhìn nhận: Kết thúc cuộc CMCN 4.0 này, con người sẽ chứng kiến sự kết hợp giữa công nghệ số, vật chất và tinh thần. Đặc điểm nổi bật của cuộc CMCN 4.0 này là tốc độ. Những thứ mà vài năm trước tưởng chừng như bất khả thi, thì chỉ vài năm sau đã trở thành hiện thực.

Chủ tịch WEF nhắn nhủ: Những ai muốn thành công trong tương lai cần tận dụng lợi thế đến từ cuộc CMCN 4.0. Đầu tiên, họ cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sự chuyển mình này.

Yếu tố quan trọng nhất, theo ông Klaus, là xây dựng một xã hội cởi mở, chào đón sự thay đổi, đồng thời chuẩn bị kỹ càng cho những gì sắp tới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng ngay cả khi trọng tâm của CMCN 4.0 là công nghệ, con người vẫn không nên trở nên quá phụ thuộc vào chúng, mà nên nắm bắt, tận dụng những công nghệ này để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bảo Bảo

Theo: Trí Thức Trẻ

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật