Startup đầu tiên tại Việt Nam nhận đầu tư từ quỹ đầu tư quy mô 3 tỷ USD GSR Ventures
Vòng gọi vốn mở rộng này còn có sự tham gia của quỹ đầu tư nội địa Do Ventures.
Chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng vượt bậc
Số vốn 2,3 triệu USD, bao gồm cổ phần phát hành mới và từ các cổ đông hiện hữu, được Coolmate tiếp tục huy động sau vòng gọi vốn Series A trị giá 2 triệu USD diễn ra vào tháng 5/2022 mới đây, với sự dẫn dắt của Access Ventures cùng sự tham gia của Do Ventures, CyberAgent Capital, và DSG Consumer Partners.
Phạm Chí Nhu, CEO tại Coolmate, cho biết: “GSR Ventures là một quỹ đầu tư uy tín với dày dạn kinh nghiệm dẫn dắt các startup giai đoạn đầu trở thành unicorn (startup có định giá trên 1 tỉ USD). Chính vì vậy, chúng tôi quyết định mở rộng vòng Series A để có cơ hội đồng hành cùng GSR, học hỏi thêm những kiến thức quý báu trong xây dựng chuỗi cung ứng, từ đó đưa Coolmate tới giai đoạn phát triển đột phá.”
CEO Phạm Chí Nhu
“Chúng tôi rất ấn tượng trước cách CEO Phạm Chí Nhu và đội ngũ Coolmate tận dụng công nghệ để chuyển đổi ngành bán lẻ truyền thống và phục vụ người tiêu dùng với các sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng," Allen Zhu, Giám đốc Điều hành tại GSR Ventures, cho biết. “Coolmate là thương vụ đầu tư đầu tiên của GSR Ventures tại Việt Nam. Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác và hỗ trợ công ty chinh phục những cột mốc phát triển đột phá.”
Thành lập vào đầu năm 2019, Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C (cung cấp sản phẩm trực tiếp qua kênh trực tuyến), nhằm cắt giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống. Sản phẩm Coolmate được sản xuất 100% tại Việt Nam từ vải và phụ liệu chất lượng cao.
Sau ba năm hoạt động, với doanh thu tăng gấp 3-4 lần mỗi năm, Coolmate mong muốn trở thành một điển hình về doanh nghiệp có trách nhiệm bằng việc kinh doanh bền vững, có lợi nhuận, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng, nhân viên, đối tác, và cổ đông.
Nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng
Với số vốn và sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures, Coolmate sẽ nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình, từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất mới, đến việc trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp về vải, may & nguyên phụ liệu quy mô lớn hơn và đa dạng hơn.
Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cùng với việc ngành dệt may nước nhà có cơ hội chuyển biến tích cực bằng việc quy tụ chuỗi giá trị thay vì hoạt động rời rạc, Coolmate sẽ tận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để hiện thực hóa mục tiêu doanh số năm 2022, tiến tới IPO vào năm 2025.
GSR Ventures thành lập vào năm 2004, và là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu thành công nhất trên thế giới, với quy mô hơn 3 tỷ USD và văn phòng tại Singapore, Thung lũng Silicon, và Bắc Kinh. Quỹ tập trung vào các công ty công nghệ giai đoạn đầu có khả năng phát triển các phần mềm doanh nghiệp, nền tảng tiêu dùng, và công nghệ y tế có tính đột phá.
Còn Do Ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu có quy mô 50 triệu USD, đóng vai trò như một đối tác chiến lược cho các công ty startup. Do Ventures tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những startup công nghệ có khả năng phát triển các sản phẩm/dịch vụ mang lại sự tiện ích và nâng cao đời sống của người tiêu dùng tại Việt Nam và Đông Nam Á. Một số công ty đã được Do Ventures đầu tư bao gồm: F99, Palexy, MFast, VUIHOC, Bizzi, Validus, ShopBase, Selly, Coolmate, và Azota.
Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Shark Liên và Shark Hùng Anh thần tốc giải ngân vé vàng cho startup nến thơm của 2 nữ sinh GenZ
- Lần đầu tiên trên sóng Shark Tank, nhà sáng lập đề nghị bán 100% công ty
- Quỹ đầu tư mạo hiểm Touchstone của Việt Nam rót 2 triệu USD vào hai startup
- Startup bán nước từ trường giá 2.000 đồng/lít, mục tiêu IPO với định giá 500 triệu USD: Các Shark lắc đầu nghi ngờ
- Start up khẳng định mình là thiên tài, bán trà sữa ngon nhất Việt Nam khiến các Shark bật cười
- Bán thịt chua Phú Thọ đạt doanh thu 52 tỷ/năm, nữ founder dân tộc Mường khiến Shark Bình rút thẻ vàng 200 triệu, lần đầu "xuống nước" nhượng bộ
- Tham vọng doanh thu 1 triệu đô nhưng chỉ "đốt tiền mà không có lãi", startup rửa xe hơi giá 250.000 đồng/chiếc khiến cả dàn Shark rối trí vì bức tranh tài chính quá lòng vòng
- Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa
- Đem bàn học chống cận, chống gù lên Shark Tank gọi vốn, cựu sinh viên ĐH Kiến trúc suýt ra về tay trắng
- Khởi nghiệp là khao khát lớn nhất của thanh niên Việt Nam