Thị trường cho thuê mặt bằng ở TTTM: Giá cho thuê thực tế tại TP.HCM giảm 24,8% và Hà Nội giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo JLL, quý III/2021 là quãng thời gian ảm đạm với thị trường cho thuê mặt bằng ở trung tâm thương mại cả TP.HCM lẫn Hà Nội.

Ngoài không có nguồn cung mới, các dự án trọng điểm tiếp tục hoãn thời gian ra mắt, thì giá thuê ngày càng giảm mạnh: TP.HCM giảm 24,8% và Hà Nội giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

TP.HCM – Thị trường sẽ không sôi động lại nhanh, vì cả chủ nhà - khách thuê vẫn dè dặt cho ngày tái hoạt động

Các trung tâm thương mại (TTTM) ngừng hoạt động xuyên suốt quý III/2121 khi TP.HCM đã thực hiện 120 ngày giãn cách xã hội từ khi thực hiện theo chỉ thị 15 từ đầu tháng 6.

Theo đó, các Trung tâm bán lẻ ngừng phần lớn hoạt động, ngoại trừ các cửa hàng kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép mở cửa. Một số TTTM tiếp tục hoãn kế hoạch khai trương tới năm 2022, mặc dù đã hoàn thành xây dựng.

Giao dịch cho thuê rất hạn chế: Làn sóng dịch bệnh thứ 4 đi kèm với chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã khiến giao dịch cho thuê ở các TTTM rất hạn chế trong quý III/2121. Trong khi, hầu hết các chủ nhà vẫn chưa tuyên bố các kế hoạch cấu trúc khách thuê hay mặt bằng thuê vì những biến động chưa chắc chắn của đại dịch, khách thuê cũng áp dụng chiến lược chờ đợi để thích ứng.

Chủ nhà tiếp tục miễn giảm tiền thuê do giãn cách xã hội: tiếp tục chính sách hỗ trợ khách thuê do giãn cách xã hội đã thực hiện từ quý II/2121, hầu hết các chủ nhà TTTM có chủ trương miễn giảm tiền thuê cho khách thuê, tiếp tục áp dụng cho giai đoạn giãn cách toàn xã hội trong suốt ba tháng thuộc quý III/2121.

Vì vậy, giá thuê trung bình thực tế của các TTTM Trọng điểm ghi nhận đạt 30,7 USD/m2/tháng, giảm 18,2% theo quý và giảm 24,8% theo năm

Triển vọng: Hiệu suất thị trường dự kiến giảm

Mặc dù TP.HCM đã nới lỏng giãn cách xã hội từ 1/10 và cho phép TTTM mở cửa trở lại, cả chủ nhà và khách thuê vẫn dè dặt cho ngày tái hoạt động. Những lo ngại chủ yếu nằm ở tần suất của lượt khách ghé thăm và các chi phí phát sinh để kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, với lộ trình tiêm chủng và mở cửa ở TP.HCM, thành phố được kỳ vọng vẫn là điểm đến thu hút của các nhãn hàng quốc tế lớn nhờ các lợi thế về dân số và mức độ đô thị hóa sẵn có.

Kế hoạch khai trương các trung tâm bán lẻ mới trong quý IV/2121 dự kiến sẽ tiếp tục bị trì hoãn sang năm 2022, bao gồm TTTM Socar Mall (THACO) và các TTTM thuộc khối đế các dự án phức hợp do không đạt được tỷ lệ lấp đầy yêu cầu.

Đối với các trung tâm thương mại hiện hữu, một số chủ nhà dự kiến sẽ có những đợt cơ cấu lại khách thuê và mặt bằng thuê, nhằm tạo ra bộ mặt mới cho các trung tâm thương mại sau khi mở cửa trở lại sau giãn cách.

Giá chào thuê được dự báo sẽ duy trì ổn định, trong khi giá thuê thực sẽ tăng do các chủ nhà sẽ ngừng một số chính sách miễn giảm hỗ trợ khi các TTTM mở cửa trở lại. Các chính sách hỗ trợ giữa chủ nhà và khách thuê sẽ mang tính thương lượng theo từng trường hợp do các chủ nhà cũng đang gánh chịu các áp lực về tài chính sau hơn 120 ngày ngừng hoạt động các mặt bằng thuê.

Hà Nội - Giá chào thuê không thay đổi đến cuối năm, song giá thuê thực sẽ được điều chỉnh theo chính sách của từng TTTM

Không có dự án mới gia nhập thị trường: trước diễn biến căng thẳng của làn sóng Covid-19 thứ tư và các chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt của Chính phủ, các TTTM đều rơi vào tình trạ ng "cửa đóng then cài" từ ngày 24/7.

Chính vì vậy, kế hoạch khai trương của nhiều dự án mới, bao gồm một trung tâm thương mại Cấp vùng (Regional mall) và một số khối đế thương mại buộc phải tạm hoãn đến cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Nguồn cầu giữ ổn định: Phần lớn các TTTM trọng điểm tại Hà Nội vẫn ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy của các TTTM Trọng điểm ở khu vực Trung tâm và khu vực Ngoài Trung tâm giữ ổn định so với quý trước. Khá ch thuê có xu hướng dè dặt hơn trong các hoạt động mở rộng và tá i ký hợp đồng thuê cho tới khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Trong quý này, nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt và cá c sản phẩm chăm sóc sức khỏe là các ngành hàng được phép mở cửa và thu hút khách mua sắm tại các TTTM.

Về giá: Giá chào thuê và giá thuê ghi trên hợp đồng tại các TTTM Trọng điểm vẫn được giữ ổn định.

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế bất ổn và tình hình dịch bệnh phức tạp, các chủ nhà tăng cường hỗ trợ khách hàng bằng các ưu đãi hoặc các chính sách thuê linh hoạt như: miễn phí tiền thuê trong thời gian đóng cửa mặt bằng do giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng đang cân nhắc các chương trình chiết khấu ngắn hạn nhằm hỗ trợ khách thuê hiện nay và thu hút các khách thuê mới. Theo đó, giá thuê thực giảm mạnh, khoảng 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Triển vọng: Nhu cầu mua sắm hồi phục nhanh sau giãn cách

Thị trường bán lẻ Hà Nội dự kiến sẽ đón chào thêm 40.800m2 sàn đến từ dự án TTTM cấp vùng Vincom Smart City tại Nam Từ Liêm trong cuối năm nay, nâng tổng nguồn cung của thị trường lên đến gần 1 triệu m2 sàn. Trong khi đó, các TTTM cộng đồng tại các dự án hỗn hợp dự kiến mở cửa trong cuối năm nay vẫn trong quá trình tìm kiếm khách cho thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, trong tình hình phức tạp của dịch bệnh, kế hoạch khai trương của các dự án mới này có thể tiếp tục bi ̣trì hoãn.

Giá chào thuê được dự đoán sẽ giữ ổn định đến hết năm 2021 do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh. Trong khi đó, giá thuê thực sẽ được điều chỉnh theo chính sách của từng TTTM.

Bên cạnh đó, tâm lý thị trường được dự đoán sẽ hồi phục nhanh chóng do cơn khát mua sắm của người tiêu dùng đã bị dồn nén trong thời gian dài giãn cách. Chính vì vậy, đây có thể l à thời điểm vàng cho các ngành hàng xa xỉ hoặc các thương hiệu lớn có khả năng tài chính tốt tìm kiếm mặt bằng kinh doanh mở rộng thị trường.

 

Quỳnh Như

 


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật