Thị trường ngày 1/4: Giá dầu giảm 7%, nhôm có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1988

Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, giá dầu Mỹ giảm mạnh 7% sau khi Tổng thống thông báo phát hành kho dự trữ chiến lược lớn nhất từ trước tới nay, vàng có quý tăng mạnh nhất trong hai năm, nhôm có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1988.

Dầu giảm 7%

Giá dầu WTI giảm 7% xuống gần mức 100 USD/thùng do Tổng thống Joe Biden thông báo phát hành kho dự trữ chiến lược của Mỹ lớn nhất đã từng và kêu gọi các công ty dầu mỏ tăng cường sản xuất.

Chốt phiên 31/3, dầu thô WTI giao tháng 5 giảm 7,54 USD/thùng hay 7% xuống 100,28 USD/thùng sau khi chạm mức thấp 99,66 USD/thùng. Dầu thô Brent cùng kỳ hạn, hết hạn vào ngày 31/3 giảm 5,54 USD hay 4,8% xuống 107,91 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 6 giảm 5,6% xuống 105,16 USD/thùng.

Cả dầu Brent và WTI có quý tăng mạnh nhất theo phần trăm kể từ quý 2/2020, với dầu Brent tăng 38% và WTI tăng 34% chủ yếu sau ngày 24/2, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mỹ phát hành 180 triệu thùng dầu tương đương nhu cầu toàn cầu trong hai ngày, đánh dấu lần thứ 3 Washington mở kho dự trữ chiến lược trong 6 tháng qua.

Đầu tháng 5, Mỹ sẽ phát hành 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong 6 tháng từ kho dự trữ chiến lược, ngoài ra 30 triệu tới 50 triệu thùng dầu có thể được phát hành bổ sung bởi các đồng minh và đối tác.

Các thành viên khác của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA có thể cũng phát hành dầu để bù cho thiếu hụt xuất khẩu từ Nga sau khi quốc gia này bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Goldman Sachs cho biết động thái này có thể giúp thị trường dầu mỏ tái cân bằng trong năm 2022 nhưng không phải là một giải phép khắc phục vĩnh viễn.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra thanh khoản thấp trên thị trường này khiến giá cả biến động quá nhiều.

Trong khi đó tổ chức OPEC+ đã đồng ý duy trì thỏa thuận nguồn cung hiện tại và nâng sản lượng dầu của họ trong tháng 5 ở mức 432.000 thùng/ngày.

Giá dầu giảm cũng lo lắng về nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc khi Thượng Hải mở rộng phong tỏa vì Covid-19.

Vàng có quý tăng mạnh nhất trong gần hai năm

Vàng ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2020 do lo ngại về giá tiêu dùng tăng và khủng hoảng tại Ukraine.

Vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.942,48 USD/ounce, tính chung cả tháng vàng tăng 1,8%. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tăng 0,8% lên 1.954 USD/ounce.

Tình trạng địa chính trị đã kéo dài cả tháng và số liệu lạm phát tiếp tục tăng. Vì thế tâm lý tổng thể trong thị trường này hiện nay là mọi người đang tìm kiếm sự an toàn.

Số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ chậm lại đáng kể trong tháng 2, trong khi áp lực giá tiếp tục gia tăng, với lạm phát tăng đột biến hàng năm lớn nhất kể từ đầu những năm 1980.

Nhôm có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1988

Giá nhôm có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1988, bởi gián đoạn nguồn cung và chi phí sản xuất tăng do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Trong khi đó, nickel có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, bởi việc ép mua trên sàn giao dịch kim loại London LME khiến giá tăng vọt trong tháng này.

Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm trên thế giới và 10% lượng nickel cùng với các kim loại khác, năng lượng và ngũ cốc.

Các lệnh  trừng phạt Nga khiến giá năng lượng sử dụng trong các nhà máy luyện tăng cao. Giá điện cao buộc một số nhà máy luyện nhôm và kẽm tại Châu Âu giảm sản lượng.

Nhôm trên sàn giao dịch LME giảm 1,6% xuống 3.493 USD/tấn, tăng 24,4% trong quý này.

Nickel LME giảm 2% xuống 32.250 USD/tấn và tăng 55% trong quý 1.

Cả hai kim loại này đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3, mặc dù nickel đã bị sàn LME hủy giao dích sau khi tăng đột biến vào ngày 8/3.

Giá các kim loại có thể tăng hơn nữa do lạm phát, nguồn cung thắt chặt và nguy cơ các lệnh trừng phạt tiếp tục hạn chế nguồn cung của Nga.

Đồng LME tăng 0,1% lên 10.374 USD/tấn và tăng khoảng 6% trong quý 1. Giá đã đạt cao kỷ lục trong tháng 3.

Quặng sắt có quý tăng mạnh nhất trong 5 quý

Quặng sắt Đại Liên tăng trong phiên 31/3 thúc đẩy quý 1/2022 tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2020, trong khi quặng sắt tại Singapore quanh mức 160 USD do các nhà giao dịch dự đoán Trung Quốc bổ sung thêm chính sách hỗ trợ nền kinh tế.

Quặng sắt tăng hơn nữa do Bắc Kinh cam kết tung ra các chính sách để ổn định nền kinh tế càng sớm càng tốt nhằm chống lại áp lực giảm giá.

Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chuẩn bị cho khả năng tình trạng không rõ ràng lớn hơn đối với nền kinh tế này, theo cuộc họp Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 3,3% lên 897 CNY (141,43 USD)/tấn, sau khi chạm mức 912,5 CNY, cao nhất kể từ ngày 6/8/2021.

Trên sàn giao dịch Singapore hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 tăng 1% lên 161,65 USD/tấn.

Quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc ở mức 155 USD/tấn tăng 27% trong năm nay, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 1,7%, thép cuộn cán nóng tăng 0,6%. Thép không gỉ giảm 0,8%.

Cao su Nhật Bản tăng

Giá cao su Nhật Bản đạt cao nhất 4 tuần theo xu hướng tăng tại thị trường Thượng Hải, trong khi nguồn nguyên liệu thô thắt chặt từ Thái Lan, nhà sản xuất hàng đầu và lạc quan về số liệu sản xuất của nhà máy trong nước.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 3,6 JPY hay 1,4% lên 259,9 JPY  (2,13 USD)/kg, cao nhất kể từ ngày 3/3.

Sản xuất tại một số nhà máy lốp xe Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, nhưng có một số cải thiện trong tiêu thụ cao su.

Sản lượng nguyên liệu thô từ Thái Lan cũng thắt chặt kể từ khi nhiều nhà khai thác cao su nghỉ cho đến khi kết thúc năm mới của nước này trong giữa tháng 4.

Hợp đồng cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 tăng 230 CNY lên 13.880 CNY (2.188,1 USD)/tấn. Trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/3 tại 13.910 CNY/tấn.

Cà phê tăng

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 4,55 US cent hay 2,1% lên 2,264 USD/lb, tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất 4 tháng hồi giữa tháng 3. Tuy nhiên, hợp đồng này đã giảm 4,4% trong tháng 3.

Các rào cản hậu cần đối với xuất khẩu cà phê của Brazil đã dịu đi, trong khi lo ngại tiếp diễn về nhu cầu cà phê do xung đột Nga – Ukraine và phong tỏa ở Trung Quốc để hạn chế Covid-19.

Mưa dưới mức bình thường tại các khu vực trồng cà phê của Brazil trong tháng 3 đã hỗ trợ giá.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 13 USD hay 0,6% lên 2.165 USD/tấn.

Tại Việt Nam nguồn cung cà phê thắt chặt trong tuần này do nông dân vốn đã bán phần lớn trữ lượng của họ hiện găm hàng với hy vọng giá tăng.

Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 41.100 – 42.000 đồng (1,8 tới 1,84 USD)/kg, thay đổi ít so với phạm vi 41.200 – 42.400 đồng một tuần trước.

Thương nhân chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi từ 240 tới 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London, không đổi so với một tuần trước.

Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam ước tính tăng 19,4% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, đạt 541.000 tấn. Xuất khẩu cà phê trong tháng 3 ước tính đạt 170.000 tấn với trị giá 394 triệu USD.

Tại Indonesia mức trừ lùi thay đổi ít do cà phê đưa ra thị trường chỉ từ vụ thu hoạch nhỏ. Cà phê robusta từ tỉnh Lampung giao tháng 5 được bán ở mức trừ lùi 150 – 160 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 4 và tháng 5, mức trừ lùi là 150 USD/tấn một tuần trước.

Đường tăng nhẹ

Đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng chỉ 0,1% lên 19,49 US cent/lb.

Hợp đồng này đã tăng 10% trong tháng 3 do đường theo xu hướng giá dầu tăng trong bối cảnh xung đột tại Ukraine. Giá nhiên liệu cao có thể khiến các nhà máy Brazil chuyển từ sản xuất đường sang ethanol.

Đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 4,3 USD hay 0,8% lên 541,5 USD/tấn.

Giá gạo Ấn Độ không đổi, gạo Việt Nam giảm

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Đổi không đổi trong tuần này trong bối cảnh triển vọng nguồn cung tăng và đồng rupee tăng giá, trong khi dự trữ tăng gây áp lực cho gạo Việt Nam.

Tại Ấn Độ giá gạo đồ 5% tấm được chào bán ở mức 367 tới 370 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được bán ở mức 400 – 415 USD/tấn giảm từ 415 – 420 USD/tấn một tuần trước.

Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguồn cung trong nước đang tăng nhờ sản lượng từ vụ thu hoạch đông xuân ngoài ra chất lượng bị ảnh hưởng do mưa kéo dài trong thời gian thu hoạch.

Số liệu xuất khẩu sơ bộ cho thấy 72.000 tấn gạo được dự định bốc ở cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần đầu tiên của tháng 4, chủ yếu số gạo này xuất sang Philippines và Châu Phi.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1 ước tính tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,475 triệu tấn, kim ngạch tăng 10,5% lên 715 triệu USD.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 408 – 410 USD/tấn trong tuần này, so với 408 – 412 USD/tấn một tuần trước. Nhu cầu với gạo Thái Lan là yếu do không đủ tàu và giá cước vận chuyển cao.

Tuy nhiên giá vẫn ở mức cao do nhu cầu trong nước đối với gạo tấm để làm thức ăn chăn nuôi bởi vấn đề hậu cần với nhập khẩu. Tình trạng nguồn cung vẫn không đổi với vụ thu hoạch mới sẽ diễn ra trong tuần này.

Ngô tăng trong khi đậu tương và lúa mì giảm

Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán nông dân nước này có thể tăng diện tích gieo trồng lên mức kỷ lục trong mùa xuân này.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 45-3/4 US cent xuống 16,18-1/4 USD/bushel sau khi giảm xuống 16,13-1/2 USD, mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 28/2.

Ngô CBOT kỳ hạn tháng 5 tăng 10-3/4 US cent lên 7,48-3/4 USD/bushel, sau khi tăng lên 7,7 USD, cao nhất trong một tuần.

Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 5 giảm 21-1/4 US cent xuống 10,06 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 1/4:

Minh Quân

Theo Trí thức trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật