Thị trường ngày 13/7: Giá dầu vượt 80 USD, vàng, đồng, quặng sắt tăng
Trong tháng 6/2023, lạm phát của Mỹ tăng 3% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021 và thấp hơn khá nhiều so với 4% của tháng 5. Đáng chú ý, lạm phát lõi tháng 6 chỉ tăng 0,2% so với tháng trước, cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2021.
Dầu vượt 80 USD
Giá dầu tiếp tục tăng vào thứ Tư, với giá dầu Brent tương lai lần đầu tiên vượt ngưỡng 80 USD/thùng kể từ tháng 5, sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ thúc đẩy hy vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể giảm số lần tăng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tương lai giá tăng 71 cent, tương đương 0,9%, lên 80,11 USD/thùng, dầu thô Trung cấp Tây Texas (WTI) của Mỹ tăng 92 cent, tương đương 1,2%, lên 75,75 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nước đang phát triển kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu. Dự báo mới từ IEA dự kiến trong tuần này.
Vàng tăng hơn 1%
Giá vàng tăng hơn 1% vào thứ Tư sau khi các dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể hãm chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên thứ Tư (12/7) tăng 1,3% lên 1.957,32 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,3% lên 1.961,70 USD.
Quặng sắt mở rộng đà tăng
Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tăng phiên thứ hai liên tiếp, được thúc đẩy bởi hy vọng Trung Quốc sẽ bổ sung thêm các chương trình kích thích cho lĩnh vực bất động sản.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên tưang 2,6% lên 825,0 nhân dân tệ (114,69 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 8 tăng 3,1% ở mức 109,0 USD/tấn.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai đã gia hạn thêm hơn 1 năm (đến cuối năm 2024) một số chính sách để vực dậy lĩnh vực bất động sản, và thị trường mong đợi nhiều biện pháp kích thích sẽ sớm được tung ra.
Tuy nhiên, doanh số bán nhà mới tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm, ngoại trừ Thượng Hải.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,1%, thép cuộn cán nóng tăng 1%, thép dây tăng 1,5% và thép không gỉ tăng 0,1%.
Đồng cao nhất 2,5 tuần
Giá đồng đã tăng lên mức cao nhất 2 tuần rưỡi khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu lạm phát tháng 6 của Mỹ và dữ liệu tín dụng mạnh hơn từ Trung Quốc.
Giá đồng kỳ hạn 3 thàng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 2,2% lên 8.509 USD/tấn vào lúc đóng cửa, trước đó có thời điểm đạt 8.525 USD trước đó, mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 6.
Chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022 sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng Mỹ giảm trong tháng 6, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang có thể chỉ cần tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay.
Đồng tiền của Mỹ giảm giá khiến các kim loại định giá bằng USD rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Ngô thấp nhất 2,5 năm, đậu tương và lúa mì giảm
Giá ngô kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch Chicago đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng của nước này lớn hơn dự kiến.
Giá đậu tương và lúa mì phiên này cũng giảm.
Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 17 cent xuống 4,84-1/2 USD/bushel, sau khi có lúc giảm xuống còn 4,81-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 33-1/4 cent xuống 13,27 USD/bushel, trong khi lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 27-1/2 cent xuống 6,33 USD/bushel.
Cao su ít thay đổi
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản kết thúc phiên thứ Tư không đổi sau khi giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng trong phiên trước đó, do các nhà giao dịch cân nhắc tác động giữa kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn ở Trung Quốc so với đồng yên mạnh hơn.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 của sàn Osaka Exchange kết thúc không đổi ở mức 204,2 yên (1,46 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 60 CNY lên 12.380 CNY (1.721,6 USD)/tấn.
Người tiêu dùng Nhật Bản cuối cùng cũng có thể rũ bỏ tư duy tiết kiệm hàng thập kỷ, chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng mà các nhà bán lẻ từng quá sợ tăng giá và mở đường cho ngân hàng trung ương chuẩn bị nới lỏng gói kích thích tiền tệ khổng lồ.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy lạm phát giá bán buôn của Nhật Bản trong tháng 6 đã chậm lại tháng thứ sáu liên tiếp do giá nhiên liệu và hàng hóa trượt dốc, một dấu hiệu cho thấy áp lực chi phí đẩy giá tiêu dùng tăng đang giảm dần.
Cà phê giảm tiếp
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 0,55 cent, tương đương 0,3%, xuống 1,57 USD/lb.
Các đại lý cho biết vụ thu hoạch của Brazil, cũng như thời tiết thuận lợi cho việc phơi sấu và chuẩn bị hạt cà phê, tiếp tục gây áp lực lên giá.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 36 USD, tương đương 1,4%, xuống 2.534 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng:
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Giá vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 12/7
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 11/7
- Thị trường ngày 8/7: Giá dầu cao nhất 9 tuần, vàng, đồng, cao su, cà phê và đường đồng loạt tăng
- Thị trường bất động sản đang diễn biến giống giai đoạn 2011 - 2012?
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 10/7
- Thị trường ngày 7/7: Giá dầu duy trì ổn định, vàng thấp nhất gần 1 tuần
- Nhà đầu tư bất động sản “thở phào” vì bán được đất: “Cắt lỗ mà có khách mua đã là may”
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 6/7
- Thị trường ngày 6/7: Giá dầu Nga cao nhất 12 tháng, quặng sắt tăng trong khi nông sản đồng loạt giảm