Thị trường ngày 21/2: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

Sắt, thép, dầu mỏ và cả thịt lợn cũng tăng giá đồng loạt...

Dầu tăng do tồn trữ của Mỹ ít hơn dự kiến

Giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ trong phiên vừa qua sau khi số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng tồn trữ dầu thô ít hơn dự kiến, nhưng đà tăng giá bị cản trở bởi lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh do virus corona gây ra ở bên ngoài Trung Quốc.

Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 19 US cent, tương đương 0,32%, lên 59,31 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 49 US cent (0,9%) lên 53,78 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của nước này trong tuần vừa qua chỉ tăng 414.000 thùng, thấp hơn nhiều mức dự đoán là tăng 2,5 triệu thùng. Tồn trữ xăng của nước này giảm khoảng 2 triệu thùng trong tuần tới 14/2, trái với dự đoán là tăng 435.000 thùng.

Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 tăng ở Hàn Quốc và nước này có trường hợp tử vong đầu tiên do dịch bệnh này gây lo ngại sự lây lan của dịch bệnh ra toàn thế giới.

Giá dầu tuần này cũng được hỗ trợ bởi Mỹ thông báo trừng phạt chi nhánh thương mại của công ty dầu mỏ Nga Rosneft do có quan hệ với công ty dầu PVDSA của Venezuela và cuộc xung đột ở Libya dẫn tới các cảng biển và giếng dầu bị phong tỏa.

Nhà phân tích kỹ thuật của Reuters, ông Wang Tao, dự báo giá dầu Brent có thể tăng tiếp lên 60,22 USD/thùng.

Vàng cao nhất 7 năm

Giá vàng cũng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm do số ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc gia tăng gây lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Cuối phiên vừa qua, vàng giao ngay tăng 0,44% lên 1.618,38 USD/ounce, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2013 là 1.623,45 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 0,5% lên 1.620.50 USD/ounce.

"Giá vàng đã vượt mốc 1.600 USD/ounce và nhiều nhà đầu tư cũng như các thương gia sẽ chuyển hướng tập trung vào vàng", chuyên gia Michael Matousek thuộc U.S. Global Investors cho biết.

Ngoài Covid-19, các chuyên gia cho rằng một số lý do khác đang hỗ trợ đắc lực cho giá vàng tăng, đó là việc ngân hàng trung ương một số nước giữ lãi suất âm và các vấn đề liên quan đến thuế quan giữa Trung Quốc và Châu Âu.

"Một khi chủ đề virus corona còn nóng thì giá vàng sẽ duy trì ở mức hiện tại, nếu tình hình xấu đi thì giá thậm chí có thể tăng thêm nữa", nhà phân tích Serge Raevskiy của SP Angel cho biết.

Sắt, thép tăng sau khi Trung Quốc hạ lãi suất

Giá thép trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua do dự đoán Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế và điều đó sẽ đẩy tăng nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất và xây dựng. Lo ngại nguồn cung quặng sắt từ Australia và Brazil khan hiếm hơn càng đẩy giá tăng lên.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn giao tháng 5 tăng 2,1% lên 3.460 CNY (493,38 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.455 CNY/tấn.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Một số trung tâm sản xuất của nước này bắt đầu nới lỏng những quy định về sự lưu thông của người và các phương tiện, trong khi nhiều doanh nghiệp trở lại sản xuất sau nhiều tuần tạm dừng.

Số ca nhiễm virus corona mới liên tiếp giảm trong mấy ngày gần đây cũng góp phần đẩy giá sắt thép tăng lên.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 4,2% lên 667 CNY/tấn, là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp và lấy lại gần hết những gì đã mất từ đầu năm đến nay. Quặng sắt trên sàn Singapore tăng 2,6% lên 89,3 USD/tấn. Quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu hàng giao ngay trong phiên liền trước (18/2) đạt 90,5 USD/tấn, gần sát mức cao nhất 1 tháng là 91,5 USD/tấn đạt được hôm 17/2.

Cao su tăng

Giá cao su trên sà Tokyo tăng trong phiên vừa qua theo xu hướng giá ở Thượng Hải, là phiên tăng thứ 7 trong số 8 phiên giao dịch gần đây.

Lúc đóng cửa giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,2 JPY lên 186,6 JPY/kg. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng tăng 0,5% lên 11.700 CNY/tấn.

Gạo tăng giá

 


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật