Thị trường ngày 25/6: Giá dầu, vàng, cà phê, đường tăng, quặng sắt thấp nhất 2,5 tháng

Phiên 24/6, giá USD thoái lui khiến giá các hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh này hấp dẫn hơn cho người giữ các đồng tiền khác, dầu, vàng tăng, quặng sắt thấp nhất 2,5 tháng, đường, cà phê tăng.

Dầu tăng

Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên đầu tuần bởi triển vọng nhu cầu tăng mạnh trong mùa hè và do căng thẳng tại Trung Đông cùng với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các nhà máy lọc dầu của Nga, dẫn đến lo ngại về nguồn cung. USD giảm cũng làm tăng sức mạnh cho giá dầu.

Chốt phiên 24/6, dầu Brent kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,77 USD hay 0,9% lên 86,01 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng 0,9 USD hay 1,1% lên 81,63 USD/thùng.

Cả hai loại dầu này tăng khoảng 3% trong tuần trước, tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Sau khi dự trữ xăng và dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong tuần trước, các nhà đầu tư đang đợi xem liệu báo cáo trong tuần này có cung cấp thêm bằng chứng nhu cầu xăng duy trì mạnh hay không.

Trong hôm thứ hai 24/6, các nước EU đã nhất trí về biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine, bao gồm lệnh cấm nạp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tại EU để tiếp tục vận chuyển sang nước thứ ba.

USD giảm giá khiến các hàng hóa định giá bằng USD như dầu hấp dẫn hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.

Giá vàng tăng do USD thoái lui

Giá vàng tăng bởi USD thoái lui trong khi nhà đầu tư mong đợi số liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để có manh mối về đường lối chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang.

Vàng giao ngay tăng 0,5% lên 2.332,62 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,6% lên 2.344,4 USD/ounce.

USD giảm 0,3% so với đồng tiền đối thủ khiến vàng hấp dẫn hơn cho người giữ các đồng tiền khác.

Các nhà đầu tư hiện nay đang định giá 66% khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Lãi suất giảm làm giảm chi phí giữ vàng.

Đồng giảm do nhu cầu của Trung Quốc yếu và dự trữ tăng

Giá đồng giảm bởi áp lực nhu cầu yếu ở Trung Quốc và lượng hàng tới các kho của sàn giao dịch kim loại London tăng trong khi có một số hỗ trợ bởi USD yếu hơn.

Đồng trên sàn giao dịch London LME giảm 0,2% xuống 9.657 USD/tấn. Giá đã giảm 13% kể từ khi đạt cao kỷ lục trên 11.100 USD/tấn ngày 20/5 bởi dấu hiệu nhu cầu yếu ở Trung Quốc và một số nơi khác.

Dự trữ đồng tại sàn giao dịch Thượng Hải giảm trong tuần trước nhưng vẫn ở mức 322.910 tấn so với khoảng 30.000 tấn hồi tháng 1. Trong khi dự trữ đồng trên sàn LME tăng hơn 60% lên 167.825 tấn kể từ giữa tháng 5.

Điều đáng lo ngại nữa đối với kim loại công nghiệp là chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, chẳng hạn như kế hoạch áp đặt thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Quặng sắt thấp nhất 2,5 tháng

Giá quặng sắt tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng, bởi những dấu hiệu tiêu thụ thép ảm đạm tại Trung Quốc, nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới và USD mạnh lên.

Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 3,11% xuống 795,5 CNY (109,55 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 9/4.

Tại Singapore quặng sắt giao tháng 7 giảm 2,33% xuống 102,55 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 8/4.

Nhiều khu vực đã bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và mưa lớn, dẫn đến việc tạm dừng hoạt động tại một số công trường xây dựng, đồng thời nhu cầu thép vẫn yếu kéo giá quặng sắt giảm.

Tại Thượng Hải, thép thanh giảm 1,51%, thép cuộn cán nóng giảm 1,11%, dây thép cuộn giảm 2,07% và thép không gỉ không đổi.

 

Cao su Nhật Bản tăng

Cao su Nhật Bản đảo lại chiều giảm ban đầu đóng cửa tăng do đồng JPY yếu, mặc dù nhu cầu trầm lắng và giá dầu toàn cầu giảm đã hạn chế đà tăng.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,3 JPY hay 0,09% lên 327,8 JPY (2,05 USD)/kg.

Cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải giảm 95 CNY xuống 14.905 CNY (2.052,55 USD)/tấn.

Tình trạng nhu cầu yếu đang chi phối tâm lý thị trường cao su tự nhiên cả thị trường giao ngay và kỳ hạn.

Cà phê tăng

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 3,6% lên 4.252 USD/tấn, hướng tới mức đỉnh 4.394 USD đã thiết lập trước đó trong tháng này.

Các đại lý cho biết xuất khẩu từ Việt Nam trong tháng này đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ một năm trước sau khi giảm mạnh trong tháng 5 so với cùng kỳ.

Nông dân trồng cà phê Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề bởi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, làm dấy lên mối lo ngại về giá cà phê espressos trên thế giới.

Việc xuất khẩu bị chậm trễ tại Brazil đang hạn chế cà phê robusta và gây khan hiếm nguồn cung ở các nước tiêu thụ chính.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 5% lên 2,3625 USD/lb.

Đường tăng

Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,44 US cent hay 2,3% lên 19,41 US cent/lb.

Nhà sản xuất đường Tereos dự kiến sẽ tiêu thụ cùng một lượng mía ở Brazil niên vụ 2024/25 như niên vụ trước bất chấp hạn hán tại khu vực sản xuất quan trọng của nước này.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2,1% lên 570,1 USD/tấn.

Ngô giảm, đậu tương tăng

Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm do dự đoán loại ngũ cốc này đã được trồng nhiều hơn trước dữ liệu diện tích trồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần này.

Ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 1-1/2 US cent xuống 4,33-1/2 USD/bushel.

Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự báo 90,353 triệu mẫu ngô đã được trồng, tăng so với dự báo 90,036 triệu mẫu hòi tháng 3.

Đậu tương tăng sau một đợt giông bão tại vùng trên của Midwest cuối tuần qua gây lũ lụt cục bộ khiếm vụ mùa gặp nguy hiểm.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 14-3/4 US cent lên 11,75-1/4 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 25/6

Thị trường ngày 25/6: Giá dầu, vàng, cà phê, đường tăng, quặng sắt thấp nhất 2,5 tháng- Ảnh 2.

Minh Quân

Nhịp sống thị trường


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật