Thị trường ngày 29/7: Giá vàng vẫn tăng dù nhà đầu tư mạnh tay chốt lời, dầu đảo chiều giảm

Chốt phiên đêm qua dầu đảo chiều giảm do gói kích thích khổng lồ của Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn, vàng tăng chậm lại, đồng tăng do tồn kho giảm và hoạt động kinh tế phục hồi.

Dầu giảm do gói kích thích của Mỹ đối mặt với các cuộc đàm phán khó khăn

Giá dầu giảm trong phiên đêm qua do các nhà lập pháp Mỹ chuẩn bị bàn luận về gói kích thích kinh tế và các nhà đầu tư lo lắng về sự gia tăng ca nhiễm virus corona trên khắp thế giới.

Chốt phiên 28/7 dầu thô Brent giảm 19 US cent hay 0,4% xuống 43,22 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas giảm 56 US cent hay 1,4% xuống 41,04 USD/thùng.

Dầu Brent vẫn theo hướng tăng tháng thứ 4, và dầu thô Mỹ dự kiến tăng tháng thứ 3.

Hôm 27/7 Đảng Cộng hòa đã tiết lộ một đề xuất cứu trợ kinh tế mới nhưng đang đối mặt với sự phản đối của cả Đảng Dân chủ và một số Đảng Cộng hòa.

Cũng gây tiêu cực cho giá là niềm tin tiêu dùng của Mỹ giảm trong tháng 7 trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 bùng phát trên khắp toàn quốc.

Trong tháng này dầu thô Brent rơi sâu vào một cấu trúc thị trường mà giá hàng hóa này trong tương lai cao hơn so với giá giao ngay, khuyến khích tăng cường lưu trữ.

Các nhà phân tích do Reuters thăm dò dự kiến tồn kho dầu thô của Mỹ tăng trong tuần trước, trong khi tồn kho sản phẩm có thể giảm.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang cắt giảm xử lý dầu thô và đóng cửa các nhà máy để bảo dưỡng do nhu cầu nhiên liệu trong nước giảm và lợi nhuận lọc dầu toàn cầu suy yếu.

Vàng tăng chậm lại

Vàng tăng trong phiên do các nhà hoạch định chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu một cuộc họp được dự kiến đưa thêm các kích thích tiền tệ để hỗ trợ kinh tế Mỹ, mặc dù đã giảm từ mức cao mọi thời đại đã đạt được trước đó.

Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.947,19 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn của Mỹ đóng cửa tăng 0,7% lên 1.944,6 USD/ounce.

Trong phiên vàng đã tăng lên mức kỷ lục 1.980,57 USD, nhưng giá đã giảm khoảng 3,7% sau đó do các nhà đầu tư chốt lời và đồng USD phục hồi.

Giá vàng dự kiến tăng lên 2.300 USD/ounce trong 12 tháng tới, theo Goldman Sachs, bổ sung rằng những lo ngại xung quanh sự trường thọ của USD khi một đồng tiền dự trữ đã bắt đầu xuất hiện.

Đồng tăng do tồn kho giảm và hoạt động kinh tế phục hồi

Giá đồng tăng do tồn kho tại sàn giao dịch kim loại London giảm và số liệu công nghiệp tích cực đồng thời các kích thích của chính phủ chỉ ra nhu cầu đang phục hồi.

Đồng trên sàn giao dịch LME tăng 0,8% lên 6.473,5 USD/tấn, gần mức cao nhất 2 năm tại 6.633 USD đã đạt được trong ngày 13/7.

Nhà phân tích WisdomTree cho biết giá đã cao hơn so với trước đại dịch Covid-19, sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu phục hồi và do các biện pháp an toàn chống lại virus corona đã hạn chế sản xuất. Tuy nhiên, số ca nhiễm virus tăng vọt tại nhiều nơi trên thế giới đặt ra câu hỏi liệu tăng trưởng nhu cầu sẽ mạnh như dự kiến không.

Dự trữ đồng của sàn giao dịch LME giảm xuống 44.850 tấn từ khoảng 250.000 tấn 2 tháng trước.

Dự kiến xuất khẩu tại Đức tăng trong tháng 7, các đơn hàng mới đối với thiết bị sản xuất từ Mỹ tăng trong tháng trước và lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng trong tháng 6.

Thép Trung Quốc giảm trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc

Giá thép của Trung Quốc giảm trong phiên qua, với thép cuộn cán nóng và thép thanh giảm lần lượt phiên thứ 3 và thứ 4 liên tiếp, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang làm tổn thương tới tâm lý thị trường và thúc đẩy lo lắng về xuất khẩu thép.

Thép kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,8% xuống 3.724 CNY (531,28 USD)/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.749 CNY/tấn.

Nhu cầu tại Trung Quốc với các sản phẩm thép có thể phục hồi đặc biệt khi thị trường dự kiến có thêm nhiều kích thích kinh tế khi tình trạng tổng thể không tốt.

Thép không gỉ tại thị trường Thượng Hải giảm 0,04% xuống 13.785 CNY/tấn.

 

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,1% xuống 820 CNY/tấn.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% sắt xuất sang Trung Quốc giảm xuống 109,5 USD/tấn trong ngày 27/7 từ 111,5 USD/tấn trong phiên trước đó.

Cao su tăng giá

Giá cao su tại Nhật Bản tăng gần 2%, do các thị trường tài chính tăng sau khi Thượng viện Mỹ đề xuất một chương trình viện trợ khổng lồ để chống lại ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona tới nền kinh tế.

Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 1 đóng cửa tăng 2,7 JPY hay 1,7% lên 160,9 JPY/kg.

Các nhà đầu tư cũng lạc quan rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục triển vọng chính sách siêu dễ dàng trong tuần này, hỗ trợ thị trường chứng khoán và hàng hóa.

Hợp đồng cao su Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 tăng 0,3% lên 10.690 CNY/tấn.

Đường quay đầu giảm

Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,11 US cent hay 0,9% xuống 12,01 US cent/lb, sau khi đạt đỉnh 12,27 US cent, mức cao nhất đối với hợp đồng này kể từ ngày 8/7.

Các đại lý cho biết nhu cầu từ Trung Quốc trở nên mạnh trong vài tuần qua và khả năng mua vào từ Pakistan cũng thúc đẩy tâm lý.

Hạn hán tại Thái Lan cũng là một yếu tố hỗ trợ, làm giảm triển vọng sản lượng tại nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới sau Brazil.

Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 2,30 USD hay 0,6% xuống 362,9 USD/tấn.

Cà phê giảm

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 chốt phiên giảm 0,75 US cent hay 0,7% xuống 1,0965 USD/lb, với thị trường củng cố sau khi tăng gần đây.

Nhà phân tích kỹ thuật tại ngân hàng Commerzbank cho biết trong một lưu ý rằng thị trường này cuối cùng đã xây dựng một biểu đồ giá đang hướng tới gia tăng hơn nữa.

Vụ thu hoạch tại nhà sản xuất hàng đầu Brazil tiếp tục không có vấn đề lớn, với chất lượng hạt rất tốt.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 10 USD hay 0,7% xuống 1.336 USD/tấn.

Ngô thấp nhất 1 tháng, đậu tương giảm

Giá ngô của Mỹ xuống thấp nhất một tháng và đậu tương cũng giảm trong phiên qua do tình trạng mùa màng của Mỹ đang cải thiện và triển vọng thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ dự đoán cho một vụ thu hoạch lớn vào mùa thu này.

Ngô trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 4-1/2 US cent xuống 3,3 USD/bushel sau khi giảm xuống 3,29 USD, mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 29/6.

Đậu tương kỳ hạn tháng 11 chốt phiên giảm 12-1/4 US cent xuống 8,87-1/2 USD/bushel và lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 4-1/4 US cent xuống 5,23-1/2 USD/bushel.

Giá ngô và đậu tương bị áp lực bán ra tích cực sau báo cáo hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Bộ đã đánh giá 72% cây ngô và đậu tương của Mỹ trong tình trạng tuyệt vời. Tuy nhiên, nhu cầu tiếp tục mạnh đối với xuất khẩu của Mỹ đã hạn chế đà giảm.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 29/07

 

Theo: Trí thức trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật