Từ startup mờ nhạt đến công ty được định giá nửa tỷ USD chỉ sau một năm thành lập
Mùa hè năm ngoái, công ty khởi nghiệp non trẻ Jeeves đã nộp đơn vào Y Combinator - một vườn ươm startup để tìm kiếm sự giúp đỡ. Hiện nay, công ty đang xây dựng “nền tảng quản lý chi phí tất cả trong một” cho các công ty khởi nghiệp toàn cầu.
Startup này vừa công bố huy động thành công 57 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, qua đó nâng mức định giá công ty lên 500 triệu USD, gấp 5 lần mức định giá 100 triệu USD tại thời điểm đầu tháng 6, khi Jeeves hoàn thành vòng gọi vốn Series A.
Tốc độ huy động vốn của Jeeves thực sự đáng kinh ngạc. Startup này hoàn thành vòng gọi vốn Series B chỉ hai tháng sau khi vòng gọi vốn Series A kết thúc. Đáng chú ý, chỉ một năm trước, nó chỉ là một cái tên mờ nhạt trong số hàng nghìn startup đăng ký với Y Combinator.
Theo nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Dileep Thazhmon, Jeeves không nhất thiết phải tìm cách tăng vốn sớm như vậy. Tuy nhiên sau vòng gọi vốn Series A do công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz dẫn đầu, hàng chục nhà đầu tư tiềm năng bị thu hút bởi sức tăng trưởng doanh thu và chi tiêu của Jeeves đã tìm đến và đưa ra những điều khoản rất có lợi cho startup này.
Hiện, Jeeves đã hợp tác với CRV - công ty đầu tư mạo hiểm vốn đã thể hiện sự hứng thú với startup này từ vòng gọi vốn Series A và đã xây dựng mối quan hệ với Thazhmon. Jeeves kỳ vọng với sự hỗ trợ của CRV, startup này có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển và ra mắt ở nhiều quốc gia hơn.
CRV là nhà đầu tư dẫn đầu trong vòng gọi vốn Series B của Jeeves. Vòng gọi vốn còn có sự góp mặt của một số tên tuổi như Tencent, SVB Capital, Alkeon Capital Management, Soros Fund Management…
Sherwin Gandhi và Dileep Thazhmon, 2 đồng sáng lập Jeeves. Ảnh: Jeeves
Jeeves mô tả sản phẩm của mình là nền tảng quản lý chi phí “đa quốc gia, đa tiền tệ” đầu tiên trên thế giới. Startup này hiện đã cung cấp sản phẩm tại Mexico, Canada, Comlombia, Anh và châu Âu.
Dileep Thazhmon và Sherwin Gandhi đã cùng sáng lập Jeeves vào năm ngoái, sau khi nhận thấy các startup hiện nay hầu như đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tài chính được xây dựng riêng cho từng quốc gia. Ví dụ, một công ty có chi nhánh tại Mexico và Colombia sẽ phải thông qua ít nhất 3 nhà cung cấp dịch vụ tài chính bên thứ ba để xử lý các vấn đề tài chính ở mỗi nước, bao gồm một công ty dịch vụ thẻ ở Mexico, một công ty dịch vụ thẻ ở Colombia và một công ty thanh toán xuyên biên giới.
Ví dụ, một doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ của Jeeves để thanh toán bằng đồng euro ở Barcelona, và dùng chính thẻ này để thanh toán bằng đồng peso ở Mexico, qua đó giảm phí giao dịch nước ngoài, đồng thời nhận được đối chiếu chi tiêu bằng các loại đơn vị tiền tệ ngay lập tức.
Từ đầu tháng 1 tới nay, lượng giao dịch của Jeeves đã tăng 5.000%. Cả doanh thu và khối lượng chi tiêu đều tăng hơn 1.100% (11 lần) kể từ vòng gọi vốn Series A.
Ứng dụng của Jeeves hiện chấp nhận hơn 12 loại tiền tệ và đang hoạt động tại 10 quốc gia ở 3 châu lục, trong đó Mexico là thị trường lớn nhất. Startup này đang thử nghiệm phiên bản beta ở Brazil và Chile. CEO Thazhmon dự kiến rằng đến cuối năm nay, ứng dụng này sẽ được phát hành ở toàn bộ các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu. Năm tới, công ty sẽ tiếp cận thị trường châu Á, với sự giúp đỡ của Tencent.
Lượng khách hàng của Jeeves cứ 60 ngày lại tăng gấp đôi và hiện startup này đang có hơn 1.000 khách hàng tại châu Mỹ Latinh, Canada và châu Âu. Ngoài ra, khoảng 15.000 doanh nghiệp khác đang nằm trong danh sách khách hàng chờ của Jeeves.
Jeeves dự kiến sử dụng nguồn vốn mới huy động được để mở rộng hoạt động tại Colombia, Anh và châu Âu cũng như thuê thêm nhân viên đáp ứng nhu cầu hoạt động. Tháng trước, số nhân viên của Jeeves đã tăng gấp đôi lên 55 người.
“Jeeves rõ ràng đã sớm tìm thấy một sản phẩm rất phù hợp với thị trường. Với tốc độ phát triển hiện nay, Jeeves đang tự khẳng định mình là một trong những công ty fintech quan trọng nhất trong vài năm tới", Matt Hafemeister, người đứng đầu bộ phận tăng trưởng của Jeeves khẳng định.
Trong khi đó, nhà đầu tư Saar Gur thuộc CRV cho biết, ông vô cùng ấn tượng trước sức tăng trưởng của startup này, đồng thời nhận thấy phản hồi ban đầu từ khách hàng rất tích cực.
“Jeeves đang xây dựng các sản phẩm và cơ sở hạ tầng rất khó thực hiện nhưng mang lại giá trị đáng kinh ngạc cho khách hàng", ông Saar Gur nói. “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ startup nào định hướng và triển khai thực hiện hoạt động trên toàn cầu ngay từ những ngày đầu tiên như vậy".
TIN CŨ HƠN
- Vì sao nhiều tỷ phú Việt Nam đều khởi nghiệp với mì gói: Từ Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, cho đến Ngô Chí Dũng, Đặng Khắc Vỹ?
- Sắp ‘toang’ vì Covid-19, chủ hàng kẹo vô danh dùng 25 USD làm marketing, sau hơn 1 năm có 5,5 triệu follower trên MXH, 'chốt đơn' mỏi tay
- Cơ hội sau biến cố “xóa bài chơi lại” và bàn đạp cho startup từ Viet Solutions
- ‘Soái ca’ bỏ đại học, bán snack rong biển: 33 tuổi có hơn 600 triệu USD, chuyện đời còn được dựng thành phim đầy kịch tính
- Bộ đôi đồng sáng lập Cuccu và PushSale tự vấn: Sao không bán hàng online kiếm vài tỷ/năm, khởi nghiệp chi cho mệt, hả những gã nghèo mộng mơ?
- Bán hàng trực tuyến và Thương mại đối thoại: Câu chuyện chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt
- Co-founder Food Ngon: Chúng tôi không khởi nghiệp theo phong trào, mà đã tìm được giải pháp không ‘đốt tiền’ vô ích như mô hình cloud kitchen bình thường
- Thấy mức lương 6 chữ số sau khi ra trường vẫn chưa đủ thoả mãn chi tiêu, chàng trai quyết định bỏ việc, khởi nghiệp làm ông chủ
- CEO Giao Hàng Nhanh chia sẻ 3 bài học xương máu từ những cú ngã nhớ đời sau 9 năm khởi nghiệp
- Khởi nghiệp bán cà phê không cần... hạt