Tương lai ngành vận tải Logistics ở Việt Nam
Tối ưu vận chuyển hàng hóa và Logistics tại Việt Nam
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong vận chuyển hàng hóa và Logistics. Với GDP tăng trưởng hơn 6% mỗi năm, xu hướng các công ty nước ngoài dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam và tăng trưởng tiêu dùng nội địa khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa và Logistics trong và ngoài Việt Nam ngày càng tăng cao.
Cơ sở hạ tầng hiện tại vẫn đang phải đối phó với lưu lượng hàng quá tải (khoảng 75% hàng hóa nội địa vận tải qua đường bộ). Các quy định cấm tải nội thành cùng sự phân tán sản xuất, tiêu thụ, kho bãi… làm tăng thêm thách thức này. Chi phí vận chuyển và Logistics chiếm tỷ trọng cao và là rào cản đối với hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Tháng 6/2020, Chính phủ đã thành lập một tổ công tác đặc biệt nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng sự đóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển kinh tế xã hội trong nước.
Vấn đề chiến lược
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chiến lược vận tải và Logistics như chất lượng dịch vụ còn kém, thiếu mạng lưới phù hợp và năng lực phát triển dịch vụ Logistics hiện đại, chi phí ngày càng tăng.
Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu và khả năng kết nối đa phương thức yếu cũng chính là cơ hội lớn để tập trung phát triển, hiện đại hóa và tận dụng vị trí địa lý của Việt Nam. Các cơ quan chính phủ cần phân tích đánh giá sâu rộng về vị trí, vai trò và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam so với các nước trong khu vực, hiểu rõ hơn về nhu cầu lưu thông hàng hóa, để đưa ra chiến lược cơ sở hạ tầng hợp lý theo hướng phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn có thể tối ưu vận tải, tiết kiệm chi phí bằng các phương án tối ưu đội xe và thùng xe nếu xây dựng được chiến lược và thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ, quy trình lập kế hoạch tải đơn giản mà hiệu quả có thể giúp cải thiện mức tối ưu thùng xe thêm ~10%.

Phần lớn các công ty logistics tại Việt Nam còn vận hành ở quy mô nhỏ nên gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý để có được chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đáng kể và cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách thực hiện các quy trình mua sắm dịch vụ, thiết bị và hệ thống Logitistics qua hình thức đấu thầu, cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Khó khăn trong triển khai
Để duy trì tối ưu hoạt động vận chuyển và Logistics, các doanh nghiệp phải tuân thủ phương pháp triển khai quy củ, đo lường và giám sát liên tục tiến độ cải tiến. Một số tổ chức tại Việt Nam đã triển khai thành công các sáng kiến cải tiến liên tục nhờ tập trung giải quyết các lỗ hổng trong năng lực của tổ chức mình và học hỏi nâng cao kiến thức.

Hậu COVID-19, Việt Nam có một vị thế tốt trên toàn cầu nhờ môi trường địa chính trị hiện tại và niềm tin của thế giới sau phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam xử lý COVID-19.
XAct Solutions đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam để giúp tối ưu và cải tiến hoạt động vận chuyển và Logistics, đồng thời mang lại những lợi ích đáng kể và bền vững về chất lượng dịch vụ. Bằng cách kết hợp những giải pháp tối ưu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, XAct đã xử lý những thách thức chuyên biệt chỉ có ở Việt Nam và giúp cải thiện EBIT đáng kể cho các công ty này thông qua việc hỗ trợ xác định các mục tiêu chiến lược kinh doanh, thiết kế mô hình vận hành và tối ưu mạng lưới chuỗi cung ứng, tổ chức quy trình mua sắm cạnh tranh, các dự án cải tiến công nghệ và kinh doanh.
XAct Solutions là công ty tư vấn quản lý chuyên về các giải pháp chuỗi cung ứng và bất động sản công nghiệp liên quan với các chuyên gia ở Sydney, Melbourne, Singapore, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tokyo và Bangkok. Đội ngũ của chúng tôi có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề về chuỗi cung ứng và bất động sản với chuyên môn sâu về đánh giá cơ hội chuỗi cung ứng, quy hoạch mạng lưới, mua sắm và quản lý vận tải, cải tiến vận hành DC, thiết kế và mua sắm tài sản công nghiệp, triển khai hệ thống chuỗi cung ứng và các lĩnh vực khác.
Ánh Dương
TIN CŨ HƠN
- Ngân hàng giữ phong độ nhờ đón đầu “làn sóng di dân” trên không gian số
- Thị trường ngày 08/7: Vàng vượt mốc 1.800 USD/oucne, quặng sắt, đồng tiếp tục leo cao
- Giá vàng tiếp tục tăng mạnh lên gần 50,4 triệu đồng/lượng
- Nhượng quyền thời hậu Covid: Tiềm lực mạnh như Nutifood, Vinamilk cũng không ham “đốt tiền” cho địa điểm, các kiosk “lên ngôi”
- Giá vàng trong nước chính thức vượt mốc 50 triệu đồng/lượng
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 07/07
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 06/07
- Thực trạng Ngân hàng Việt trong cuộc đua "nâng cao trải nghiệm khách hàng"
- Thị trường ngày 04/7: Giá dầu giảm xuống dưới 43 USD/thùng, thép không gỉ cao nhất 6 tuần
- Thị trường ngày 03/7: Giá dầu tiếp tục tăng mạnh, vàng và nhiều hàng hoá khác cũng đi lên