USD và vàng tăng do nhu cầu mạnh mẽ đối với tài sản trú ẩn an toàn
Cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) đang chật vật để không rơi vào suy thoái, khiến các nhà giao dịch giảm đặt cược vào khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ.
Lạm phát cao ở khu vực đồng euro cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong tháng 6 giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với chỉ số của S&P Global về quản lý sức mua (PMI) hàng hóa từ cơ sở sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm, là 52,0, so với mức 54,6 của tháng 5/2022.
Mazen Issa, chiến lược gia tiền tệ cấp cao của S&P Global cho biết: "Tỷ lệ dịch vụ/sản xuất (PMI) có xu hướng trở thành một phong vũ biểu tốt thể hiện tỷ giá tiền tệ. Tỷ lệ này của châu Âu đã giảm mạnh so với của Mỹ", "Động lực này thường phù hợp với khả năng đồng USD sẽ phục hồi hơn nữa. Điều này có thể được củng cố khi thị trường gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế".
Dữ liệu cho thấy thị trường tiền tệ hiện đang nhận định ECB sẽ tăng lãi suất thêm khoảng 30 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 7 tới, thấp hơn mức tăng 34 điểm cơ bản dự kiến hôm đầu tuần.
Các nhà giao dịch cũng hạ mức kỳ vọng về việc ECB sẽ tăng lãi suất bao nhiêu vào cuối năm 2022, xuống 161 điểm phần trăm, so với 176 điểm phần trăm hôm 20/6.
So với USD, đồng tiền chung châu Âu (Euro) lúc kết thúc ngày 23/6 theo giờ Việt Nam, giảm 0,4% xuống 1,0522 USD. Trước đó, Euro tuần này có có 3 lần chạm mức thấp quan trọng, là 1,05 USD; và cũng giảm 1,6% so với JPY.
Sự "mất mát" của đồng euro đã đẩy đồng bạc xanh chuyển sang tăng so với các đối thủ của mình, sau khi Chủ tịch Fed, Jerome Powell hôm thứ Tư (22/6) đưa ra những bình luận thiếu tính động viên, làm cho tâm trạng các nhà đầu tư xấu đi.
Chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 23/6 tăng lên 104,2, cao hơn 0,1% so với phiên liền trước.
Trong khi đó, đồng bảng Anh giảm nhẹ so với USD trong bối cảnh nhà đầu tư bán bảng đi để cắt lỗ. Kết thúc ngày 22/6 theo giờ Việt Nam, bảng Anh ở mức 1,2261 USD. Trước đó, bảng Anh đã từng giảm xuống dưới 1,22 euro.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi các dấu hiệu bất ổn chính trị tiếp theo khi Đảng Bảo thủ cầm quyền tiến hành hai cuộc bầu cử phụ hôm 23/6, một ở Tiverton và Honiton ở phía tây nam và một ở Wakefield ở phía bắc. Một thất bại ở cả hai nơi có thể thúc đẩy các nhà lập pháp ở phe Bảo thủ tìm cách lật đổ Thủ tướng Boris Johnson sau nhiều tháng bê bối.
PMI tháng 6 của Anh tốt hơn dự kiến.
Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Tư (21/6) cho biết suy thoái "chắc chắn có thể xảy ra", phản ánh lo ngại trên thị trường tài chính rằng tốc độ thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Người đứng đầu của Fed cũng đã điều trần trước Hạ viện vào thứ Năm (23/6), nhắc lại cam kết mạnh mẽ về việc chống lạm phát.
Juan Perez, Giám đốc giao dịch của Monex USA ở Washington, cho biết: "Chừng nào vẫn còn tranh luận về việc liệu một cuộc suy thoái có xảy ra hay không thì thị trường chứng khoán sẽ có những biến động theo hướng đi xuống" – yếu tố sẽ có lợi cho đồng USD.
Kể từ đầu năm, trong bối cảnh bất ổn ở Ukraine và chứng khoán Phố Wall lao dốc, với chỉ số S&P 500 giảm 20%, chỉ số đồng USD đã tăng 9%.
Ông Perez nói thêm rằng: "Chủ tịch Joe Biden có vẻ tích cực khi đối mặt với những thách thức, giống như Chủ tịch Fed Jerome Powell".
So với đồng yên, USD phiên vừa qua giảm 1% xuống 134,84 JPY, lùi xa mức cao nhất trong 24 năm vào đầu tuần này.
Tỷ giá các tiền tệ chủ chốt.
Dữ liệu của Mỹ cho thấy số người nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới của nước này đã giảm vào tuần trước do các điều kiện thị trường lao động vẫn thắt chặt, mặc dù sự suy thoái đang xuất hiện.
Dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào 18/6 đã giảm 2.000 xuống mức 229.000, được điều chỉnh theo mùa vụ.
Đồng rúp Nga giảm so với USD, theo đó, rúp giảm 0,4% trong phiên vừa qua, xuống 53,36 RUB, nhưng vẫn ở gần sát mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2015, là 52,80 RUB/USD. So với euro, đồng rúp tăng 0,7% lên 56,01 RUB/EUR, cũng gần sát mức cao nhất 7 năm đạt được vào phiên trước, là 55,01 RUB.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc giảm giá so với USD khi nhu cầu đối với USD làm nơi trú ẩn an toàn gia tăng trên toàn cầu bởi lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng cần mua USD để thanh toán cổ tức cho các cổ đông nước ngoài cũng góp phần khiến nhân dân tệ giảm giá.
Trước khi mở cửa thị trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ giá tham chiếu cho CNY ở mức 6,7079 CNY/USD, tăng 30 pip so với phiên trước. Trên thị trường giao ngay, CNY kết thúc ngày 23/6 giảm 83 pip so với phiên trước, xuống 6,7103 CNY.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/6 ngày 23/6 đã tăng tỷ giá trung tâm thêm 12 đồng lên 23.101 đồng/USD. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm giá USD vào sáng 23/6, đồng bạc xanh quốc tế đã giảm nhanh sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed.
Các ngân hàng thương mại đã giảm giá USD sau khi tăng mạnh trước đó. Eximbank giảm giá mua 10 đồng, xuống còn 23.120 - 23.140 đồng/USD, ở chiều bán ra giảm mạnh 30 đồng, xuống còn 23.330 đồng/USD. Vietcombank giảm 5 đồng mỗi USD, xuống còn 23.070 - 23.100 đồng/USD ở chiều mua vào và bán ra ở 23.380 đồng/USD…
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin hồi phục mạnh mẽ trong phiên vừa qua, nhưng nhìn chung vẫn trong xu hướng giảm.
Giá Bitcoin cuối ngày 23/6 theo giờ Việt Nam ở mức 20.311 USD. Các nhà đầu tư cho rằng mức giá 20.000 USD một Bitcoin là điểm mua hấp dẫn nên sẵn sàng "bắt đáy", đặt niềm tin thị trường sớm phục hồi.
Giá Bitcoin ngày 23/6.
Giá vàng tăng theo xu hướng USD do nhu cầu cao đối với tài sản trú ẩn an toàn khi gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái cùng với việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ bị thắt chặt.
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế lúc kết thúc ngày 23/6 theo giờ Việt Nam tăng 0,3% lên 1.842,85 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,4% lên 1.845,20 USD.
Trong nước, 23/6, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 67,85 triệu đồng/lượng, chiều bán ra 68,65 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng so với phiên liền trước.
"Trong môi trường hiện tại, vẫn còn rất nhiều người bi quan và do dự đổ vào các tài sản rủi ro. Vì vậy, lợi suất trái phiếu kho bạc có thể giảm và đây một lần nữa là tin tốt cho vàng," Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Theo Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- USD giảm ngay phiên đầu tuần, Euro tăng mạnh, Bitcoin tiếp tục biến động mạnh quanh "đáy"
- Đua nhau bán, giá vàng SJC bất ngờ “bốc hơi” cả triệu đồng/lượng
- Giá vàng sẽ tiếp tục hồi phục, lực đẩy đến từ đồng USD?
- Giá vàng, đô và Bitcoin biến động mạnh do dữ liệu lạm phát Mỹ
- USD tạm nghỉ tăng, giá vàng đảo chiều đi lên, Bitcoin đi ngang trước khi Fed công bố dữ liệu lạm phát
- Dự báo mới nhất về giá vàng từ nay đến cuối năm
- Người Việt tiêu thụ gần 20 tấn vàng trong quý 1/2022
- USD và Bitcoin quay đầu giảm, vàng tăng khi thị trường chờ đợi kết quả họp của Fed
- Giá vàng trong nước tăng mạnh
- Nhà đầu tư bán mạnh vàng