Vốn rót cho các Startup Indonesia nhiều hơn 28 lần so với tại Việt Nam
Theo thống kê của Tech in Asia thì các startup tại Indonesia trong năm 2017 đã gọi vốn được 1,74 tỷ USD. Trong khi đó, Malaysia và Việt Nam nhận được lần lượt là 249 triệu USD và 61,5 triệu USD vốn rót từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn rót cho các startup Việt Nam ít hơn tới 28 lần so với tại Indonesia.
Sự khác biệt về nguồn nhân lực
Một trong những điểm khiến cho nguồn vốn đổ vào startup tại Việt Nam ít hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực là bởi chúng ta vẫn chưa có một startup Unicorn nào. Trong khi đó, tại Indonesia đã có được những startup tỷ USD đầu tiên của mình.
"Tôi nghĩ là Indonesia có lợi thế lớn bởi họ đã tạo ra được những Startup Kỳ Lân của mình, giúp họ thu hút được các nhân tài từ nơi khác." Kuan Hsu, đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm KK Fund cho biết.
"Malaysia và Việt Nam vẫn chưa có được may mắn này, họ vẫn đang tìm kiếm các startup Unicorn của mình. Có thể nhiều người sẽ tranh cãi cho rằng Grab cũng được coi là một công ty của Malaysia nhưng thực tế thì công ty này lại được đăng ký tại Singapore và vẫn duy trì trụ sở chính cùng nhân sự chủ yếu tại Singapore chứ không phải là Malaysia."
Ông Kuan Hsu cũng đề cập thêm rằng quy mô dân số cũng là một điểm mạnh của Indonesia khi mà họ sở hữu tới 261 triệu dân. Dân số lớn hơn cũng đồng nghĩa với nguồn khách hàng lớn hơn và sẽ là lợi thế của Indonesia. Bên cạnh đó thì các startup tại Malaysia lại có lợi thế khác, đó là họ có thể tiếp cận nguồn vốn tại Singapore dễ dàng hơn.
Ngược lại thì hệ sinh thái dành cho các startup tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nhưng cũng đã có được một vài dấu hiệu khả quan, ông Nikhil Kapur, chủ của Gree Ventures cho biết:
"Việt Nam cũng đang là nơi được các nhà đầu tư để ý đến. Bản thân tôi cũng đến đây hàng năm để tìm hiểu tình hình phát triển và hiện tại chúng tôi cũng thấy được một vài công ty tiềm năng đang hình thành."
Hứa hẹn sự bứt phá
Trong các lĩnh vực, nông nghiệp thông minh được coi là một trong những hướng tiên phong phát triển tại Đông Nam Á và có thể tạo ra được những sự bứt phá để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Hsu của quỹ đầu tư KK Fund nhận định rằng vẫn cần phải có một hệ sinh thái thuận lợi thì các startup về nông nghiệp công nghệ cao mới có thể phát triển được.
"Chỉ một nhóm các doanh nhân, kĩ sư với ý tưởng tốt là không đủ. Cần phải có cả một hệ sinh thái thuận lợi cho ngành này và tôi thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á vẫn đang trong giai đoạn phát triển nó. Dù vậy nhưng quá trình phát triển cũng đang diễn ra khá nhanh."
Tại sự kiện NTT Com Startup Challenge diễn ra tại Indonesia, bản thân nhà đầu tư này cũng đã thấy được những công ty tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh.
"Với tư cách là một nhà đầu tư, tôi chưa thấy một startup nông nghiệp công nghệ cao nào thực sự thành công tại Indonesia hay các nước Đông Nam Á khác. Nhưng khi tham gia sự kiện này, trong 10 startup tham gia, tôi đã thấy được 3 startup nông nghiệp tiềm năng. Điều này khác hẳn so với 5 năm trước khi tôi chẳng thể tìm ra được ứng viên nào cả."
TIN CŨ HƠN
- Shark Louis Nguyễn đầu tư 10 tỷ cho startup nông nghiệp sản xuất gạo hữu cơ có chứng nhận Mỹ và châu Âu, các shark từ chối vì cổ đông "mập mờ"
- Hơn 10 năm làm Giám đốc cho Tiki, Nhóm mua, Việt kiều người Pháp "không thấy có gì mới" nên khởi nghiệp, định giá công ty 10 triệu USD trên Shark Tank
- Shark Dzung Nguyễn: CyberAgent định giá startup bằng giấc mơ, không cần quan tâm doanh số và lợi nhuận
- Cả 5 Sharks lắc đầu trước Startup nhà hàng lẩu doanh thu 12 tỷ đồng “ôm mộng bành trướng” thị trường, kèm lời khuyên: Tiêu chuẩn hóa đã rồi hãy gọi vốn!
- Cơ hội mở rộng đầu tư cho startup
- Việt Nam thu hút đầu tư khởi nghiệp dù chưa có startup 'kỳ lân'
- Startup Trung Quốc hút gần một nửa vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới
- Để khởi nghiệp thành công: Cần chỉn chu từ đề án kinh doanh
- Cộng đồng startup rộ nghi vấn 'làm game' trên Shark Tank: Số liệu tài chính không rõ mà 5 Shark đã tranh nhau rót tiền, đại diện pháp luật ViralWorks lại là 'gương mặt rất quen'
- “Vũ khí” cạnh tranh khi khởi nghiệp thời 4.0