Xuất hiện startup giải được ‘bài toán nhựa’ của các chuỗi cà phê: Với đồ uống take away, khách hàng được mượn cốc mang về mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào
Đó chính là Ayacup, hệ thống mượn ly cho đồ uống mang đi của founder Lê Thùy Linh.
Thông thường, người muốn uống đồ takeaway sẽ nhận ly nhựa dùng 1 lần từ quán bởi họ không có lựa chọn nào khác, và những ly này dùng xong sẽ vứt đi luôn. Tuy nhiên, Ayacup mang đến cho họ một lựa chọn mới: Thay vì dùng ly nhựa, khách hàng đặt cọc 50.000 đồng để mượn ly của Aya. Sau khi sử dụng xong, người dùng có thể đem ly tới trả tại bất kỳ quán nào trong hệ thống và nhận lại 50.000 đồng ban đầu.
"Tôi từng hỏi khách hàng sao không tự mang ly đi thì nhiều bạn nam nói rằng con trai mang đi cồng kềnh, bất tiện. Trong khi các bạn nữ thì hay quên, cũng muốn bảo vệ môi trường nhưng họ còn nhiều việc phải quan tâm, sao nhớ được chuyện mang ly. Hệ thống Ayacup giúp họ góp phần bảo vệ môi trường, giảm cảm giác tội lỗi khi dùng ly nhựa mà quá trình lại không phức tạp, lằng nhằng", Linh lý giải.
Trên thực tế, mô hình giống Ayacup đã xuất hiện tại các nước phát triển. Tại Đức, một hệ thống tương tự, dù chưa có lãi nhiều, nhưng ghi nhận tới hơn 2.500 địa điểm quán cà phê, nhà hàng tham gia, dần dần thay đổi thói quen dùng đồ nhựa của người dân.
Học hỏi từ các mô hình này, cuối 2018, Linh nghĩ đến việc triển khai tại Việt Nam. Sau khi trình bày ý tưởng tại một số cuộc thi nhỏ và được mọi người ủng hộ, tháng 4 năm nay, Linh bắt tay vào xây dựng mô hình. Đến 15/8, startup chính thức ra mắt người dùng và các quán cà phê tại khu vực Thảo Điền, Quận 2 (TPHCM).
Theo ghi nhận, đã có hơn 20 quán cà phê đồng ý tham gia vào dự án và có một số lượng người dùng, dù chưa nhiều, nhưng bắt đầu cầm ly tới trao đổi.
"Rất may khi mình chọn Thảo Điền, dạng như Tây Hồ của Hà Nội, mọi người đều rất quan tâm và nóng lòng thay đổi thói quen dùng đồ nhựa. Các chủ quán đều rất nhiệt tình, kêu mình hãy cứ thử đi, được đến đâu thì được. Nếu không có họ thì dự án không thể đi xa đến như bây giờ", Linh thừa nhận.
Linh tính toán nếu tham gia với Ayacup, quán sẽ tiết kiệm được khoản chi phí cho đồ uống mang đi, thường dao động từ 1.500 đồng/bộ gồm ly nhựa, nắp đậy và ống hút cho tới 2.000, 3.000 đồng. Trong tương lai, khi startup tiến hành thu phí, thì nhà hàng vẫn được lợi bởi họ đã cắt giảm được chi phí cho đồ nhựa, biến những khoản này từ chi phí biến đổi thành chi phí cố định.
"Chúng tôi dự định thu phí thấp thôi, khoảng 600.000 đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô từng địa điểm. Ví dụ nếu quán cà phê trả 20.000 đồng mỗi ngày, tương ứng với 20 bộ đồ nhựa, thì sang đến bộ thứ 21 là họ đã tiết kiệm rồi. Hệ thống càng lớn, lượng trao đổi càng nhiều thì cửa hàng sẽ càng tiết kiệm nhiều".
Từ nay đến hết 2019, Ayacup đặt mục tiêu sẽ có ít nhất 100 quán cà phê cùng tham gia hệ thống. Tuy nhiên khả năng đưa mô hình đến các chuỗi lớn vẫn đang bỏ ngỏ vì startup cần hoàn thiện quy trình tốt hơn. Chưa kể với những đối tác lớn, founder Ayacup thừa nhận các chuỗi này cũng có những nỗi lo riêng liên quan đến quy trình làm việc, kiểm soát lượng hàng trong kho.
"Bản thân Aya vẫn còn mới và đang cố gắng hoàn thiện quy trình. Chúng tôi đang tìm cách tiếp cận với các chuỗi, thay vì chỉ có 2-3 địa điểm thì con số lên khoảng 5-10 địa điểm, để hỏi xem bây giờ muốn áp dụng hệ thống Ayacup vào thì phải đi theo hướng nào. Sau này khi chuẩn rồi, chúng tôi hy vọng có thể làm việc với các chuỗi hàng đầu thị trường".
Dù không chia sẻ nhiều về vấn đề tài chính nhưng founder Ayacup tự tin cho biết startup vẫn đang cố gắng kiểm soát tốt các khoản chi phí, tỷ lệ "burn rate" thấp và có thể duy trì hoạt động trong nửa năm nữa. Sau vòng gọi vốn thành công từ vườn ươm Vietnam Siicon Valley vào tháng 5 vừa qua, Ayacup đang tiếp tục tìm kiếm các đối tác chiến lược để tiếp cận những cuộc chơi lớn hơn trong tương lai.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- 2 lần đăng ký Shark Tank bị loại, khát vọng thành Edtech kỳ lân vào 2024, bị đánh giá 99% thất bại, startup này vẫn gọi vốn thành công 200.000 USD từ shark Bình và shark Dũng
- Startup Hoa Nắng hậu Shark Tank: Tạo ra đường hữu cơ chuẩn châu Âu và Mỹ, chứng minh "mắt nhìn người" cực chuẩn của Shark Louis Nguyễn
- Tuyên bố đầu tư không cần lợi nhuận, Shark Liên rót 5 tỷ đồng vào mô hình homestay đặc biệt của người đẹp chuyển giới
- Shark Liên chi 5.000 tỷ đồng xây nhà máy nước sinh hoạt, chất lượng nước không kém Châu Âu, có thể uống trực tiếp từ vòi
- Shark Thủy đầu tư hơn 9 tỷ đồng vào dự án tư duy toán học
- Bỏ việc lương 200.000 USD/năm, tiến sĩ Việt về nước khởi nghiệp với công nghệ camera AI, được cả Vinpearl và Unilever đồng ý hợp tác
- Gọi vốn 5 triệu USD để xây dựng công ty tầm cỡ Facebook, Amazon nhưng lại "nói không sách, mách không chứng", CEO LASS Group bị các Shark đồng loạt từ chối vì không đáng tin
- Everest Education, startup của hai cựu sinh viên Việt Nam tại Harvard và Stanford gọi vốn thành công 4 triệu USD vòng Series B
- Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên top 3 trong 6 nước lớn nhất ASEAN, Tiki và VNPay là 2 đơn vị nhận đầu tư công nghệ lớn nhất
- "Đòn tâm lý" nhìn từ màn gọi vốn của Triip: Bị 4 Sharks từ chối mà vẫn "ép giá" Shark Việt, nâng định giá startup từ 2,5 triệu USD lên 10 triệu USD