2 năm, 3 lần khởi nghiệp lỗ mất hàng tỷ đồng, những người không có số kiếm được tiền đều có 3 đặc điểm này
Vì vậy, khi bạn muốn kiếm tiền, hãy nghĩ về việc bạn có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho người khác và bạn có thể định giá bản thân mình bao nhiêu.
Tôi đã về quê vào tuần trước, gọi cho một vài người bạn và cùng đến nhà hàng gà rán được mở bởi một người bạn cấp ba.
Tất cả chúng tôi đều trêu nhau rằng cậu ấy sắp trở thành đại gia, còn cậu ta lại nói với vẻ mặt cay đắng: "Các cậu tha cho tôi, cửa hàng này sắp đóng cửa tới nơi rồi."
Đây là lần thứ 3 cậu ta khởi nghiệp.
2 lần trước đó, cậu ta mở Câu lạc bộ Guitar dành cho Trẻ em và Cửa hàng văn phòng phẩm. Mặc dù không có điểm chung nào trong 2 lần kinh doanh đó, nhưng kết quả thì lại như nhau: thất bại.
Chúng tôi vừa ăn vừa nghe cậu ta than vãn: nào là vật giá tăng và giá của các sản phẩm dùng một lần tăng, thậm chí giá gà cũng tăng rất nhiều; rồi chi phí nhân lực quá cao. Ở thị trấn nhỏ, đầu bếp cũng phải có mức lương 8-9 triệu/tháng, lại còn phải bao ăn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nguyên nhân bên ngoài. Yếu tố quan trọng nhất là không có ai đoái hoài đến cửa hàng.
Thấy rằng lần thứ 3 này sắp thất bại, cậu ta than thở:
"Khởi nghiệp lần này lần thứ 3, tôi không những không kiếm được một xu nào, còn lỗ mất hơn tỷ đồng, nếu không tôi đã sớm mua nhà mua ô tô rồi. Tại sao càng muốn kiếm tiền lại càng thua lỗ?"
Trên thực tế, đây cũng là câu hỏi của hầu hết mọi người: người càng muốn kiếm tiền, tại sao lại thường không kiếm được tiền?
Trên thực tế, những người thất bại trong việc kiếm tiền về cơ bản đều có 3 điểm tương đồng sau đây.
02.Bỏ thời gian ra bắt chước nhưng không bỏ thời gian ra suy nghĩ
Trên thực tế, tôi không ngạc nhiên khi cậu bạn đó thất bại cả 3 lần.
Bởi vì cách suy nghĩ của cậu ta luôn là: xem những gì người khác có thể làm để kiếm tiền, cậu ta sẽ góp một phần cho náo nhiệt.
Trải qua ba lần khởi nghiệp: câu lạc bộ guitar trẻ em, cửa hàng văn phòng phẩm và cửa hàng gà rán.
3 lần hầu như không có điểm chung nào và cũng không có kinh nghiệm liên quan, đều là bắt chước những người xung quanh, không nghiên cứu thật rõ trước đã đâm đầu vào thử.
Kết quả là bách chiến bách bại.
Hãy xem xét cửa hàng văn phòng phẩm mà cậu ta đã mở trước đây. Xem xét, lựa chọn địa điểm và phạm vi kinh doanh mới chỉ là bước đầu. Nếu bạn muốn quản lý tốt cửa hàng văn phòng phẩm, bạn cần nắm vững các mẹo quảng bá và vận hành.
• Càng nhiều thứ, càng đầy, càng lạ mắt, càng tốt?
• Làm thế nào để giảm bớt áp lực khi không gian cửa hàng không đủ?
• Bạn phải phân biệt giữa các phương thức mua sắm của bé trai và bé gái…
Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào việc nghiên cứu trước và vừa hoạt động vừa xem xét lại, còn cậu ta, chỉ biết đầu tư tiền vào đó.
Bạn nói xem, cậu ta không thất bại thì ai thất bại?
Cậu ta chỉ nhìn thấy kết quả kiếm tiền của người khác, nhưng lại không bao giờ nghĩ: Có phù hợp để áp dụng phương pháp thành công này cho mình không?
Hai lần đầu thất bại, cậu ta cho là do xui xẻo, thị trường chậm chạp, nhưng không bao giờ suy nghĩ về vấn đề của chính mình.
Dưới làn sóng Internet, "khởi nghiệp", 2 chữ này đã khiến nhiều người ôm mộng phất lên chỉ sau một đêm, họ chỉ nhìn thấy sự thành công của một số ít người, mà không thấy sự thất bại của hầu hết mọi người.
Jack Ma nói:
"Đừng bắt chước thành công của người khác, hãy học hỏi từ sự thất bại của họ". 2 chữ "học hỏi" này chính là suy nghĩ và quan sát của riêng bạn.
Sao chép toàn bộ mà không suy nghĩ, đây không được gọi là khởi nghiệp, mà chỉ gọi là làm bừa.
Sao chép những người giỏi có thể là điểm khởi đầu cho thành công hoặc là điểm khởi đầu cho thất bại của bạn.
03. Quá chú ý đến kết quả, không kiên nhẫn với quá trình
Kiếm sĩ hạng nhất Nhật Bản Miyamoto Musashi từng nói: "Điều kiện tiên quyết để trở thành một kiếm sĩ hạng nhất đó là luôn phải giữ cho mình đôi mắt chăm chăm vào chính bản thân, không ngừng tự xem xét lại mình."
Nhưng có nhiều người, cả hai mắt lúc nào cũng chỉ nhìn chằm chằm vào cái danh hiệu kiếm sĩ, vậy đôi mắt để nhìn mình đang ở đâu?
Những người quá coi trọng kết quả và thiếu kiên nhẫn với quy trình sẽ không bao giờ thành công và cũng sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu tiền.
Có một từ trong tâm lý học gọi là trạng thái cảm xúc mãnh liệt.
Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ nghĩ về việc kiếm tiền, thì phạm vi suy nghĩ của bạn sẽ hẹp hơn, não lúc nào cũng chỉ nghĩ làm sao kiếm được nhiều tiền hơn, mà bỏ qua những khả năng lớn hơn ở phía sau.
Giống như ếch ngồi đấy giếng vậy, chỉ có thể nhìn thấy những gì mình thấy, mà không mong đợi nhìn ra một thế giới rộng lớn hơn.
Lấy một ví dụ.
Có rất nhiều người biết đến Facebook, nhưng lại không nhiều người biết về MySpace.
Trên thực tế, trước năm 2006, MySpace không nổi tiếng hơn Facebook là bao, nhưng giờ đây, nó là hai thế giới khác biệt.
Lý do là bởi Rupert Murdoch mua lại MySpace vào cuối năm 2005.
Sau khi mua lại MySpace, Murdoch rất mong muốn kiếm tiền từ ứng dụng này, vì vậy ông đã đặt mục tiêu lợi nhuận rất cao.
Để hoàn thành nhiệm vụ, trang MySpace bắt đầu cho chèn một số lượng lớn quảng cáo.
Với số lượng quảng cáo nhiều như vậy, người dùng đã vô cùng khó chịu và lần lượt chuyển sang Facebook.
Ngược lại, Zuckerberg, ông chủ của Facebook vào thời điểm đó, có tầm nhìn rất dài hạn. Anh không vội vàng kiếm tiền và chiến lược quảng cáo của anh tiết kiệm hơn.
Mặc dù thu nhập vào thời điểm đó không nhiều, nhưng lại tích lũy được một người dùng trung thành lớn, cuối cùng Facebook đã phản công thành công.
Những người chỉ quan tâm tới kết quả thường đi rất nhanh, nhưng lại hay đi sai đường và thường không đạt được kết quả tốt.
Còn những người có tầm nhìn dài hạn, mặc dù họ chậm, nhưng lộ trình lại chính xác, và một ngày nào đó họ nhất định sẽ đi được tới đích.
04.Không trao đổi giá trị, chỉ muốn đơn phương được hưởng lợi
Kiếm tiền chưa bao giờ là mục đích, mà là kết quả tự nhiên của việc hoàn thành tốt một công việc nào đó.
Kiếm tiền, bản chất là một loại trao đổi giá trị. Bạn cung cấp cho bên kia giá trị thông tin hoặc hàng hóa, bên kia cung cấp cho bạn giá trị tiền tệ.
Người dùng không trung thành với hàng hóa, không trung thành với doanh nghiệp, chỉ trung thành với giá trị. Không ai vì bạn muốn kiếm tiền mà trả tiền cho bạn, họ sẽ chỉ trả tiền cho giá trị.
Do đó, người càng muốn kiếm tiền, luôn chỉ nghĩ cách làm sao để kiếm tiền, mà chưa bao giờ nghĩ về giá trị mà họ có thể cung cấp cho người dùng.
Ngược lại, hầu hết những người thực sự kiếm được tiền không phải là những người chỉ chăm chăm vào kiếm tiền ngay từ đầu.
• Mark Zuckerberg muốn kết nối mọi người trên toàn thế giới
• Ding Lei muốn trở thành công ty trò chơi thú vị nhất
• Jobs nghĩ về việc tạo ra một chiếc điện thoại di động có thể thay đổi thế giới.
Không ai muốn làm việc vì tiền, mà muốn phấn đấu vì niềm tin.
Khả năng kiếm tiền và mức độ giá trị của một người có liên quan đến giá trị mà họ tạo ra cho xã hội chứ không liên quan tới dục vọng kiếm tiền của họ.
Cái gọi là kiếm tiền là để thỏa mãn những nhu cầu mà người khác cho là có giá trị, chứ không phải những gì bạn nghĩ là có giá trị.
Vì vậy, khi bạn muốn kiếm tiền, hãy nghĩ xem bạn có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho người khác và bạn có thể định giá bản thân bao nhiêu.
Trên thế giới này có vô số cạm bẫy và nó lúc nào cũng đang chầu chực chờ những người muốn kiếm tiền đến phát điên rơi vào, chỉ những người có niềm tin rõ ràng và mạnh mẽ mới không dễ dàng lạc lối.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Sau 5 năm trải nghiệm, CEO ABBank kiêm Phó Chủ tịch SVF rút ra 3 nguyên lý giúp xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thành công, ai cũng có thể áp dụng chúng vào cuộc sống lẫn công việc
- 5 bước để khởi nghiệp và kiếm tiền hiệu quả với số vốn từ 0 đến vài tỷ đồng!
- Người trẻ tự tin khởi nghiệp, tại sao không?
- Chỉ những người trẻ bất tài mới vội vã khởi nghiệp: Thiếu kinh nghiệm, ít giao du, ngửa tay xin tiền bố mẹ,…thì xin đừng huyễn hoặc vào một kỳ tích!
- Năm bài học từ hành trình khởi nghiệp của Elon Musk
- Shark Dũng: “Startup không nên quá tham lam đẩy giá để bán cho quỹ đầu tư”
- Ông Phí Anh Tuấn: Nếu startup thiếu hiểu biết sẽ gây phí tổn lớn cho xã hội, tưởng tượng sau 3-4 năm, nhóm 4-5 người startup tiêu 1-2 tỉ bạc mà không hiệu quả thì tốt nhất nên từ bỏ
- Cha đẻ Phở 24 Lý Quý Trung và những “thất bại đau đớn” khi khởi nghiệp F&B: Quán đông chưa chắc đã lời, cuối ngày ngồi cộng sổ có lãi là mừng…
- Để startup không "chết yểu": Làm việc với người tài là không đủ mà phải chủ động xin họ lời khuyên
- Làm thế nào để startup Việt đủ lực mở rộng quy mô?