Ông Phí Anh Tuấn: Nếu startup thiếu hiểu biết sẽ gây phí tổn lớn cho xã hội, tưởng tượng sau 3-4 năm, nhóm 4-5 người startup tiêu 1-2 tỉ bạc mà không hiệu quả thì tốt nhất nên từ bỏ
"Tôi không muốn dội gáo nước lạnh vào đam mê và máu lửa", nhưng thực tế nhiều startup đang gây phí tốn xã hội
Ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA) cho rằng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp phải giúp các startup, mà đặc biệt là sinh viên nhìn nhận khách quan, khi ngoài những tấm gương khởi nghiệp thành công thì còn có tới 95% startup "đang off" – từ bỏ dự án.
Theo ông Tuấn, một số người chia sẻ khởi nghiệp vào trường ĐH chỉ nói về yếu tố tích cực, khả năng thương mại hóa được hàng triệu USD, trong khi sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm, chưa đủ hiểu biết sẽ thấy "sướng tai" và tin theo.
Nhiều bạn trẻ có kiến thức nhưng không hiểu biết về thị trường nên khi khởi nghiệp vô tình gây ra hao tổn chi phí, thời gian, công sức cho bản thân và xã hội.
"Theo trào lưu khởi nghiệp, ví dụ trong ngành của tôi, các bạn làm một sàn thương mại điện tử, một trang nào đó hao hao nhau, không có tính độc đáo, riêng biệt", ông Tuấn nói.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã có mặt sẵn trên thị trường nhưng các bạn trẻ không tìm hiểu kỹ, mất thời gian và tiền bạc startup. Thậm chí, các ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá là "sáng kiến" trong nước nhưng thực tế đem ra nước ngoài ứng dụng thì trở thành "tối kiến" vì sự khác biệt về thị trường và công nghệ.
Ông Phí Anh Tuấn chia sẻ : "Máu lửa thì không ai cấm cả, nhưng hãy nghĩ đến việc sau 3-4 năm, một nhóm 4-5 bạn tiêu tốn 1-2 tỉ bạc mà không thấy hiệu quả. Nhiều startup như vậy đến nhờ tôi tư vấn, tôi làm mentor sẽ khuyên nên từ bỏ vì nếu đi tiếp cũng không có khả năng thành công".
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc điều hành của Sihub cho rằng Sihub luôn cố gắng vun đắp thế hệ trẻ sáng tạo, vượt qua các lối mòn trong tư duy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư tài chính thường đầu tư vào các dự án họ có hiểu biết rõ và ít đầu tư vào sản phẩm công nghệ đầu nguồn, trừ một số tập đoàn lớn. Cho nên, thời gian vừa qua, Sihub đã nỗ lực rất lớn để mở các chương trình gọi vốn khác nhau cho dự án khởi nghiệp.
Ông Hoàng Mạnh Thắng - Phó tổng giám đốc của Ernst&Young Vietnam nhắc nhở việc thương mại hóa một giải pháp không hề đơn giản, đánh giá giá trị của tài sản phải dựa vào lợi thế cạnh tranh, nhưng định giá một sản phẩm công nghệ rất khó.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao và thương mại hóa công nghệ nghiên cứu cũng có những vấn đề phức tạp. Điển hình là trường hợp một giáo sư thuộc ĐH Seoul nghiên cứu sản phẩm đậu nành sau đó lập công ty để IPO, các chuyên gia trả lời rằng không phải con đường thương mại hóa nào cũng thuận lợi như vậy, nó đòi hỏi nhà khoa học phải đi từng bước, không thể nghĩ ngay đến các giá trị tính bằng triệu USD được.
Ngay cả vấn đề sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp, các chuyên gia cho biết, theo thông lệ, muốn nghiên cứu hiệu quả phải đánh giá trước tác động thị trường, còn chúng ta đang làm ngược lại là đăng ký sở hữu trí tuệ xong rồi mới tính tiếp.
Ông Tước chia sẻ trường hợp từng giúp thương mại hóa một nghiên cứu của một giảng viên đại học, với phí 16% cho giá trị bán được. Trong khi đó, một giáo sư Nhật nghiên cứu chiết xuất tinh chất sản phẩm thành công đã in bản kết quả gặp công ty dược trực tiếp thương mại hóa. Điều này chứng tỏ nhu cầu huấn luyện kỹ năng về thị trường-kinh doanh cho giảng viên là rất cấp thiết.
Còn ông Kiều Huỳnh Sơn – Tổng giám đốc Công ty Vietsteel bày tỏ quan điểm : "Trong một hệ sinh thái khởi nghiệp, khoan hãy nói tới các giá trị hàng triệu USD, các startup thành công ở mức 100.000 USD đã hạnh phúc lắm rồi, sau đó mới tiến tiếp tới mốc triệu USD được".
Theo ông Sơn, các startup không nên khởi nghiệp với tư tưởng là sản phẩm sẽ bán được bao nhiêu tiền, mà nên xem xét đến tính khả thi và việc thị trường có chấp nhận hay không.
Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
TIN CŨ HƠN
- Cha đẻ Phở 24 Lý Quý Trung và những “thất bại đau đớn” khi khởi nghiệp F&B: Quán đông chưa chắc đã lời, cuối ngày ngồi cộng sổ có lãi là mừng…
- Để startup không "chết yểu": Làm việc với người tài là không đủ mà phải chủ động xin họ lời khuyên
- Làm thế nào để startup Việt đủ lực mở rộng quy mô?
- Bỏ vị trí CEO tại tập đoàn lớn, mang 8 tỷ đồng sang Việt Nam khởi nghiệp ở tuổi 50, ly dị 2 người vợ chỉ trong 5 năm, suýt phá sản, tôi nhận ra 7 bài học cay đắng
- Nếu là một “startup”, đừng nên bỏ qua những lời khuyên này từ Shark Hưng
- Điểm yếu chết người của các startup: Không tìm hiểu về pháp luật, mù quáng tin vào người truyền cảm hứng kiểu "hãy cứ thất bại đi" nên chuốc lấy thất bại
- Tỷ phú tự thân trẻ tuổi thành công nhờ quan điểm khởi nghiệp hoàn toàn khác biệt này
- Shark Việt chỉ ra những điểm thiếu sót “chết người” của Startup
- Cần bao nhiêu để bắt đầu khởi nghiệp?
- Nói chuyện với sinh viên Bách Khoa, sếp thế hệ 8x của Google đã "truyền lửa" bằng 5 kinh nghiệm khởi nghiệp này