3 mẹo giúp phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Giai đoạn đầu khởi nghiệp với quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nhân khởi nghiệp đều chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc đầu tư phát triển thương hiệu, vì còn rất nhiều các chi phí và những vấn đề khác đáng quan tâm.

Giai đoạn đầu khởi nghiệp với quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nhân khởi nghiệp đều chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc đầu tư phát triển thương hiệu, vì còn rất nhiều các chi phí và những vấn đề khác đáng quan tâm. Nhưng thương hiệu thực sự rất quan trọng cho một doanh nghiệp, sau đây là một số cách để các bạn phát triển thương hiệu khi quy mô doanh nghiệp còn nhỏ.

Thương hiệu là linh hồn của của doanh nghiệp, và nó sẽ đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi vị khách hàng. Vì vậy, có thể coi thương hiệu là 1 trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp phát triển khi gia nhập vào thị trường.

Sẽ không có vấn đề gì nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt, nhưng nếu các khách hàng của bạn không nhận ra thương hiệu của sản phẩm mình đang sử dụng, thì sẽ là điều vô cùng khó khăn để doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa. Việc phát triển thương hiệu sẽ quan trọng hơn nhiều so với việc tập trung thiết kế tờ rơi hay bao bì sản phẩm. Và dưới đây là 3 mẹo giúp bạn phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

1. Xác định thương hiệu

Trước tiên, bạn phải hiểu rõ: Thương hiệu không phải là logo, là màu sắc đặc trưng hay thậm chí là các page của doanh nghiệp trên Facebook. Thương hiệu là khái niệm hữu hình hơn rất nhiều so với các ấn phẩm truyền thông thông thường mà bạn cung cấp tới cho khách hàng. Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức; và nó luôn thường trực trong tiềm thức mỗi khách hàng khi đã biết tới, sử dụng sản phẩm,…Và để xác định được thương hiệu, bạn cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình đang sở hữu những gì.

Hãy tự hỏi bản thân những câu như: “Tại sao tôi bán sản phẩm này?”, “Tôi muốn khách hàng cảm thấy như thế nào khi bước vào cửa hàng hay vào website của công ty?”. Có thể coi, thương hiệu cũng là 1 yếu tố cảm xúc/tình cảm mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp dành cho khách hàng của mình. Và sau đó, khách hàng có thể sẽ quay trở lại với doanh nghiệp của bạn và còn nhiều tác dụng hơn thế. Ngoài ra, thương hiệu của 1 doanh nghiệp còn được thể hiện qua cách bạn giao tiếp với khách hàng, các nhà phân phối sản phẩm, hay cách đóng gói sản phẩm. Khi xác định được thương hiệu rồi, bạn sẽ biết cần phải đối xử với khách hàng như thế nào và đâu là điều quan trọng với doanh nghiệp của bạn.

2. Hãy đồng nhất!

Khi đã xác định được thương hiệu, hãy thiết lập các hoạt động kinh doanh đúng với “triết lý” đó. Việc đó sẽ giúp cho thương hiệu được gắn liền với doanh nghiệp. Sau đó là các bước nhỏ hơn, ví dụ như thiết kế logo hay đồ họa web, bao bì sản phẩm,…để phù hợp với thương hiệu. Và khi mua/sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được nhắc nhở về thương hiệu của bạn trong trạng thái đã được thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Hình ảnh quảng cáo phải thống nhất với thông điệp mà doanh nghiệp đang cố gắng truyền đạt tới khách hàng. Phải thống nhất giữa các kênh quảng cáo cũng như xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trong từng cấp độ ở doanh nghiệp.
Hãy chỉ học hỏi từ các thương hiệu lớn, chứ không phải là bắt chước họ trong cách xây dựng thương hiệu.

3. Hợp tác để cùng phát triển.

Các doanh nghiệp nhỏ khác cùng hợp tác để hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng tập trung lại để trở thành 1 cộng đồng; và trên thế giới đã có rất nhiều các “tập thể” doanh nghiệp điển hình đã được lập ra để hướng dẫn, tạo điều kiện cho người tiêu dùng hiểu hơn về các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực. Sẽ rất nhiều ý tưởng được phát hiện ra để xác định thương hiệu của doanh nghiệp khi bạn tham gia vào những cộng đồng như vậy. Và hoạt động cùng các doanh nghiệp địa phương sẽ ghi điểm về thương hiệu của bạn với người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu là làm sao để khách hàng càng hiểu rõ về doanh nghiệp thì càng tốt. Cùng tham gia vào cộng đồng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị yếu thực tế của khách hàng, thay vì những số liệu điều tra thô. Tìm ra chính xác thương hiệu và “tiếp thị” nó 1 cách thông minh, sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn thường trực trong tâm trí khách hàng, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của họ mỗi khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

 

Theo Trí thức trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật