Bà bán bún lên Shark Tank, định giá công ty 1.000 tỷ đồng, nói gì sau thương vụ gọi vốn không thành công?
Tôi đánh giá, các Shark giàu nhưng tâm các Shark chưa tới", bà Nguyễn Bính – Giám đốc Công ty CP Sản xuất thương mại Dịch Vụ Nguyễn Bính giãi bày sau khi gọi vốn không thành công trên Shark Tank Việt Nam mùa 2 năm 2018.
"Tôi nghĩ, với số vốn 8 triệu USD cho một ngành truyền thống là tương đối lớn, trong khi lợi nhuận chưa thấy ngay được. Các Shark đầu tư thì phải nhìn thấy thời gian bao lâu thì kiếm được lợi nhuận và kiếm được bao nhiêu với tiến độ trang thiết bị nhà máy ra sao…", bà Bính chia sẻ sau Shark Tank.
Theo vị doanh nhân này, mong ước lớn nhất hiện tại là có được nhà máy sản xuất thực phẩm sạch theo quy chuẩn quốc tế châu Âu. Để xây dựng nhà máy này cần số vốn khoảng 30-40 tỉ đồng chưa kể trang thiết bị máy móc. Tính ước lượng thì bà cần khoảng 100 tỉ đồng cho xây dựng nhà máy và máy móc; 100 tỉ đồng cho bộ máy điều hành, phần mềm, quản lý, xe cộ, nhân viên, marketing…
"Tôi đi thi Shark Tank mục đích là gọi vốn để đầu tư vào nhà máy vì nguồn vốn gia đình còn hạn hẹp, chứ không hề có ý định PR hay bán hàng gì trên kênh truyền hình. Với nhiều ý kiến trái chiều, tôi nghĩ rằng, trăm người trăm ý, ngàn người ngàn ý, quyền phản biện là quyền của họ, tôi không quan tâm. Còn vấn đề ở đây là tôi làm gì? Làm như thế nào? Làm ra sao thì mọi người sẽ biết", bà Bính thẳng thắn chia sẻ.
Nói về việc Shark Phú cho mượn đất để kinh doanh, bà Bính cho rằng: "Tôi đã có đất rồi mắc mớ gì phải đi mượn, nếu Shark có tiền Shark hãy đầu tư vào đi. Tôi cần tiền chứ không cần đất", bà Bình nói.
"Tôi có bí kíp và chiến thuật kinh doanh riêng"
Hỏi về bước tiếp theo của bún Nguyễn Bính khi không được các Shark đồng hành, bà Bính khẳng định: "Tôi có bí kíp và chiến thuật riêng để đưa thương hiệu bún Nguyễn Bính ngày càng phát triển. Tôi có rất nhiều đường lối, phương án và lộ trình bước đi. Không được các Shark đầu tư thì tôi sẽ có đường lối riêng để phát triển. Tuy vậy, con đường đi sẽ dài hơn, phải mất ít nhất 5 năm mới đạt được mong muốn. Còn nếu có tiền của các Shark thì sau khi xây dựng nhà máy xong, trong vòng 6-12 tháng, tôi có thể chiếm lĩnh 50% thị phần thị trường Tp.HCM", bà Bính nhấn mạnh.
Hỏi về bíp quyết kinh doanh, bà chủ này thẳng thắn: "Tôi sẽ không chia sẻ về bí kíp và chiến thuật trên báo chí và truyền hình bởi như vậy sẽ "vạch đường cho hươu chạy". Tôi được ăn học nên đầu óc không đến nỗi quá tồi".
Tính ước lượng thì bà cần khoảng 100 tỉ đồng cho xây dựng nhà máy và máy móc; 100 tỉ đồng cho bộ máy điều hành, phần mềm, quản lý, xe cộ, nhân viên, marketing…
Tiếp câu chuyện không được các Shark rót vốn, bà Nguyễn Bính cho rằng: "Trước khi đi thi Shark Tank, tôi chỉ nghĩ đơn giản là: Với một nghề truyền thống, hướng đến sức khỏe cộng đồng như bún sạch Nguyễn Bính thì nhất định các Shark – những người nhiều tiền sẽ đồng ý đầu tư. Tuy nhiên, tôi lại không nhận được đồng nào, hơi hụt hẫng".
Bà chủ Bính khá gay gắt khi trò chuyện với chúng tôi: "Theo tôi, các Shark chỉ cần kiếm lợi nhuận là trên hết, không cần biết con người ra sao, không cần biết đến đời sống của người Việt Nam ra sao và càng không quan tâm đến nghề tổ hay truyền thống của Việt Nam. Tôi đánh giá, các Shark giàu nhưng tâm các Shark chưa tới".
"Muốn đầu tư hay không, các Shark phải xuống tận nơi bàn bạc và lúc đó tôi mới cung cấp số liệu, công bố bước đi, cách làm. Tôi không thể nói trên truyền hình được. Nếu nghĩ về nòi giống, sức khỏe cộng đồng, ngành nghề dân tộc thì các Shark nên hẹn một buổi gặp gỡ riêng thay vì quyết định quá vội như thế. Gọi vốn không thành công, tôi vẫn vui thôi vì thực ra trước tới giờ mình không quen đi gọi vốn", bà Bính chia sẻ.
Hiện tại nhà máy 350m2 đang bị quá tải nên bà chủ Nguyễn Bính cần vốn để xây dựng nhà máy sản xuất lớn hơn
Được biết, người phụ nữ này đã từng kêu gọi người nông dân trồng lúa hữu cơ và sẽ thu mua từ thời điểm lúa chưa chín để sản xuất bún. Động thái này xuất phát muốn có NĐT vào để phát triển thương hiệu và đưa sản phẩm sạch đến người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện tại, mặt bằng kinh doanh của Nguyễn Bính là 350m2, quá tải trong sản xuất nên cần vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Số lượng nhân sự của công ty hơn 50 người bao gồm cả làm cố định và bán thời gian.
Người phụ nữ này khẳng định: "Quy mô, chiến thuật, lợi nhuận, doanh thu, bước đi…những điều này đã sắp sẵn trong đầu tôi cách đây 10 năm rồi nhưng chỉ khi nào ai muốn đầu tư vào bún Nguyễn Bính tôi mới tiết lộ".
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- CEO 500 Startups: Tất cả người sáng lập thành công đều có hai điểm chung
- Cộng đồng Startup xôn xao về bà bán bún lên Shark Tank định giá công ty 1.000 tỷ đồng, Shark Vương nói gì?
- Bỉm vải chinh phục nhiều bà mẹ người Bắc “tiết kiệm” vì có thể tái sử dụng nhiều lần được nhưng ra về “trắng tay” ở Shark Tank
- Bà chủ bún: Gọi vốn 8 triệu USD, nhưng doanh thu, sản lượng sản xuất quyết không tiết lộ, tiềm năng thị trường bắt các Shark lấy giấy bút tự tính
- Shark Dzung tham gia cố vấn: Start-up bất động sản hút vốn khủng
- Startup thắng 300.000 USD ở Shark Tank nhận ra những người thất bại ở gameshow này đều bị loại bởi cùng 1 câu hỏi
- Khởi nghiệp ở tuổi 50, 3 năm sau mọi người vẫn không biết sản phẩm là gì, startup sấy bún “thuận tự nhiên” được Shark rót 1 triệu USD
- Những điều chưa biết về Shark Nguyễn Thanh Việt, người điều hành công ty dựa trên triết lý từ bi của Phật giáo
- Khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp
- Startup chia sẻ không gian Việt nhận đầu tư từ quỹ ngoại