Các ngân hàng đang thừa nhân lực vì covid-19
Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam mới đây của Navigos Search cho biết, Sản xuất và Công nghệ thông tin đang đi đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong Quý I/2020.
Trong khi đó, với ngành ngân hàng, vì đang phải dồn lực giải quyết COVID-19, các ngân hàng đang tạm ngưng tuyển dụng để phát triển Ngân hàng số
Cụ thể, trong Quý I/2020, ngành Ngân hàng chứng kiến nhiều sự dịch chuyển của nhân sự cấp cao trong cùng ngành. Ngoài ra, xuất hiện tình trạng dư thừa nhân lực vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đã có Ngân hàng phải tái cơ cấu để cắt giảm nhân sự.
Dưới tác động của COVID-19, các dự án kinh doanh của Ngân hàng bị trì hoãn, sự thay đổi trong khách hàng mục tiêu cũng khiến các ngân hàng phải tái định hướng lại chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Xu hướng phát triển "Ngân hàng số" bắt đầu từ năm 2019 và được dự đoán có nhu cầu tuyển dụng tăng trong 2020, tuy nhiên hiện tại các Ngân hàng cũng đang tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nên nhu cầu này không được ghi nhận tăng thêm trong Quý I.
Theo quan sát của Navigos Search, nhu cầu tuyển dụng ngành Ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh sắp tới và Đại hội cổ đông thường niên trong Quý II.
Trên thực tế, trước mắt, hiện các ngân hàng đang chủ yếu cắt giảm lương thưởng với nhân sự cấp cao và giảm nhu cầu tuyển dụng. Trong đó, HDBank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống gửi thông báo tới người lao động về việc cắt giảm lương từ ngày 01/4. Việc điều chỉnh bắt đầu luôn từ kỳ lương tháng 4 cho đến khi có thông báo thay thế.
Cụ thể với những nhân viên HDBank có lương 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ thực hiện cắt giảm 25%; từ 40 – 80 triệu đồng cắt giảm 20%; lương từ 20 – 40 triệu sẽ giảm 15% còn lương từ 10 – 20 triệu là giảm 10%. Cán bộ nhân viên có thu nhập dưới 10 triệu sẽ không bị cắt giảm thu nhập.
Trong khi đó, tại SHB, các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết dịch. Các cấp quản lý toàn hệ thống từ cấp Phó phòng trở lên và các chức danh tương đương giảm từ 10%- 30% tùy theo mức thu nhập.
Trước đó, cuối tháng 3/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, Thống đốc yêu cầu các thành viên trong hệ thống là chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông.
TIN CŨ HƠN
- Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
- Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?
- Ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn cao trong quý 1?
- Chính phủ yêu cầu có giải pháp cụ thể, thiết thực về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh
- Thanh toán điện tử tăng đột biến trong Covid-19
- Chọn kênh đầu tư nào có lợi trong mùa dịch Covid-19?
- Vietcombank sẽ tăng tỷ trọng bán lẻ và tín dụng có tài sản đảm bảo trong năm 2020
- Hơn 20.000 tỷ đồng vừa “tiếp sức” cho hệ thống ngân hàng
- NHNN giảm lãi suất: Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng cơ hội này?
- Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, cao nhất chỉ còn 4,75%/năm