CEO Moca lần đầu tiết lộ phải bán nhà để khởi nghiệp khi mái tóc đã chớm bạc

“Hôm nay tôi chia sẻ và không cảm thấy xấu hổ nữa, đó là tôi đã phải bán nhà để thỏa mãn mong ước được làm thanh toán điện tử - lĩnh vực đầy thử thách khi mà người tiêu dùng Việt chưa bỏ được thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu”, ông Trần Thanh Nam, Đồ

Ông Trần Thanh Nam, Đồng sáng lập và CEO Moca tiết lộ tại sự kiện mới đây.

CEO Moca lần đầu tiết lộ phải bán nhà để khởi nghiệp khi mái tóc đã chớm bạc
 
 Khởi nghiệp khi tóc đã chớm bạc, hơn 5 năm ấp ủ gây dựng, hiện Moca có 8 đối tác ngân hàng, với khoảng 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, chủ yếu trong lĩnh vực tiêu dùng, giao thông - vận tải, giáo dục, nhà hàng, thời trang…

Ông Trần Thanh Nam kì vọng, trong khoảng vài năm tới, phương thức thanh toán di động như Moca sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam. Thay vì quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt như trước, giờ đây, khách hàng chỉ cần liên kết thẻ với phần mềm ngay trên điện thoại, quét mã QR để thanh toán hóa đơn qua Moca. Ở khía cạnh này, Moca giống Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay, nhưng Moca không cần thiết bị POS từ phía người bán hàng, mà chỉ cần mã QR.

Bán nhà để tiếp tục kinh doanh

“Đây là lần đầu tiên tôi tiết lộ, đó là tôi đã phải bán nhà để tiếp tục ước mơ của mình khi 5 năm cuộc đời không thành công như mong muốn”, CEO Moca cười lớn.

Khi được hỏi, vợ anh phản ứng như thế nào khi biết việc anh bán nhà để khởi nghiệp?, CEO Moca cười: “Tôi đã phải làm cách nào đó khiến vợ mình không hề biết chuyện này”.

CEO Moca lần đầu tiết lộ phải bán nhà để khởi nghiệp khi mái tóc đã chớm bạc - Ảnh 1.

Ông Trần Thanh Nam, nhà sáng lập & CEO Moca

Trước khi đến với Moca, CEO Nam Trần đã trải qua chặng đường dài và kinh qua nhiều vị trí công việc trong và ngoài nước. Khi làm việc trong ngân hàng 5 năm, ông đã ấp ủ mong ước tiếp tục làm thanh toán điện tử, vốn đã được khơi dậy cảm hứng hơn 5 trước đó nữa. Dù có kinh nghiệp thực tế nhưng CEO Moca thừa nhận, đó là lựa chọn đầy thách thức mà phải can đảm vượt qua.

Người đàn ông trung tuổi bắt đầu kể về hành trình gian nan khi đến với ước mơ thanh toán điện tử của mình. Thời điểm ấp ủ dự án là vào năm 2013, từ giai đoạn đó đến năm 2015 thách thức lớn nhất là không có thị trường. Dường như người Việt chẳng mấy ai quan tâm đến thanh toán điện tử, trong khi nguồn vốn  bị “ngốn” vào mô hình rất nhiều.

 Khi đó, ông đã phải nghĩ đến kế bán nhà để có tài chính tiếp tục chạm đến ước mơ của mình. “Sau khi có tiền, tôi bắt đầu làm việc nhức đầu với các ngân hàng, bắt tay với Grab. Mục tiêu của tôi là làm việc với các tay chơi lớn trên thị trường nhằm thay đổi hành vi ứng xử của người tiêu dùng là từ thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng di động”, ông Nam chia sẻ.

Ông Nam nhìn ra được thị trường này khi cho rằng, 1 ngày con người chạm vào điện thoại thông minh đến 800 lần, đó là cơ hội để mô hình sản phẩm của Moca tiếp cận đến người dùng và thay đổi hành vi của người dùng di động.

“Thời điểm đầu ấp ủ sản phẩm, khó khăn cực kỳ lớn. Moca không đặt ra mục tiêu phải giàu có, không thành kỳ lân, không đặt mục tiêu doanh thu triệu đô mà chỉ đơn giản là muốn cho thị trường di động trở thành thị trường thành công đến với người sử dụng. Cách mà chúng tôi bắt tay với Grab là lựa chọn logic cho con đường mình đi nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng nhanh nhất”, ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Không có số lượng nhà bán đủ để mở rộng thị trường ngoài cách hợp tác với nhà đầu tư

Từ đầu năm 2017, McDonald’s Việt Nam đã chính thức triển khai và đưa vào sử dụng rộng rãi trong hệ thống nhà hàng ứng dụng thanh toán di động Moca. Ứng dụng này giúp khách hàng giảm thiểu thời gian xếp hàng tại quầy và rút ngắn thời gian thanh toán khi không yêu cầu sử dụng tiền mặt hoặc quẹt thẻ.

Theo ông Nam, 6 tháng vừa qua, Moca đang đi với tốc độ nhanh, đang trở lại đường biểu diễn về tăng trưởng vì tham gia hệ sinh thái của Grab. Hàng triệu người tiêu dùng sử dụng công nghệ thanh toán của Moca vì dễ sử dụng. Tuy vậy, thách thức đối với Moca là vừa phải có hệ thống liền mạch trong các thị trường khác nhau, vừa phải có những cái riêng cho từng thị trường.

Ngoài ra, tư duy và cách thức làm việc cũng dần phải thay đổi để thích ứng với thị trường vốn cạnh tranh. “Khi chúng ta đã có quá nhiều nguyên liệu để phát triển thì cái quan trọng nhất lại phải biết dùng nguyên liệu cho hiệu quả. Bởi đa số tâm lý các doanh nghiệp là khi chúng ta cảm thấy thoải mái thì dễ đánh mất đi khả năng sinh tồn, tinh thần chống chọi của startup”, ông Nam chia sẻ.

CEO Moca lần đầu tiết lộ phải bán nhà để khởi nghiệp khi mái tóc đã chớm bạc - Ảnh 2.

Theo ông Nam, khi startup lớn lên, muốn đi đường dài, không thể không hợp tác với NĐT

Bên cạnh đó, theo CEO Moca tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao cũng là thách thức của các doanh nghiệp như Moca. Chưa kể, sự cạnh tranh với ngân hàng, viễn thông để thanh toán cũng rất khó khăn.

Tuy vậy, mục tiêu của Moca là nhắm vào xây dựng siêu ứng dụng trên điện thoại thông minh, hướng đến làm việc xuyên biên giới. Không chỉ giải quyết vấn đề thanh toán ở khu vực mà trên toàn cầu. Theo ông Nam, ở lĩnh vực công nghệ đó là sân chơi công bằng với nhau, cá nhân có thể cạnh tranh lại các ông lớn nếu biết xây dựng được thứ độc đáo, không nhất thiết cần tài chính quá mạnh.

Tuy vậy, khi đã nghĩ đến vượt ranh giới khu vực, phát triển lên một tầm mới thì phải hợp tác, bắt tay với nhà đầu tư. “Thời gian đầu có thể vay tiền bạn bè, có thể bán nhà để khởi nghiệp nhưng khi mục tiêu là hướng đến hàng triệu người tiêu dùng thì chẳng có số lượng nhà nào đủ để mở rộng thì trường ngoài việc hợp tác với nhà đầu tư cả”, CEO Moca nhấn mạnh.

Phương Nga

Theo: Trí Thức Trẻ

 

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật