Chàng sinh viên học dốt thành ông chủ đế chế đạt doanh thu 250 triệu USD sau 3 năm, vượt mặt cả công ty của Kim Kardashian
Kim Kardashian và Massimiliano Tirocchi dường như là hai người đối lập: Kim có 246 triệu người theo dõi trên Instagram trong khi Tirocchi chỉ có vỏn vẹn 2.164 người theo dõi. Mỗi khi rời dinh thự, Kim đều được săn đón và hình ảnh của cô sẽ xuất hiện trên các tờ báo lá cải. Còn Tirocchi bước xuống phố như bao người thường, không bị cánh săn ảnh làm phiền.
Điểm chung của họ là xây dựng thành công các thương hiệu thời trang định hình. Shapermint – công ty của Tirocchi đạt doanh thu 150 triệu USD vào năm ngoái. Con số này của Skims – hãng thời trang của Kim là 145 triệu USD. Sau 2 năm, Shapermint đạt doanh thu 250 triệu USD.
Tirocchi (28 tuổi) đồng sáng lập Shapermint năm 2018 (trước Kim 1 năm) khi còn là một sinh viên đại học có thành tích học tập không tốt.
Khi nhận thấy quần áo định hình (giúp người mặc thon gọn và gợi cảm hơn) là những mặt hàng bán chạy nhất, Tirocchi quyết định tham gia vào thị trường thời trang định hình trị giá 70 tỷ USD.
Hiện, Shapermint có 250 nhân viên và tất cả đang làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch. Tirocchi cho biết doanh thu của công ty đã tăng 73% từ năm 2019 đến năm 2020. Anh vinh dự có tên trong danh sách 30 Under 30 mảng Bán lẻ và Thương mại điện tử của Forbes năm nay. Nhờ dữ liệu - thứ không cầm nắm được ngoài đời thật, Tirocchi đã thành công trong việc biến Shapermint thành đế chế đáng gờm trong mảng thời trang định hình.
Trong khi một bộ quần áo định hình của Skims có giá bán lẻ là 68 USD, sản phẩm tương tự của Shapermint chỉ có giá 27,99 USD. Mức giá cạnh tranh đã giúp họ chiếm được 20% thị trường đồ định hình dành cho phụ nữ với 4,4 triệu khách hàng tại Mỹ.
"Chúng tôi có thể tăng trưởng từ 0 USD đến 200 triệu USD trong 2 năm vì cốt lõi của hoạt động kinh doanh là thu hút khách hàng đem lại lợi nhuận. Chúng tôi nghiên cứu dữ liệu và kết hợp với quảng cáo để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả với người tiêu dùng", Tirocchi chia sẻ.
Tirocchi cho biết sự thành công của anh một phần là nhờ việc được nuôi dạy "đa quốc gia". Anh sinh ra ở Ý, sống tại Bỉ, Argentina và Uruguay trước năm 18 tuổi (cha anh làm việc trong lãnh sự quán chính phủ). Điều này buộc anh phải thích nghi nhanh chóng để tạo lập mối quan hệ mới ở nơi sinh sống mới.
Tirocchi khởi nghiệp năm 2012, ở tuổi 18, bằng Bloglea – mạng lưới gồm 15 blog bằng tiếng Tây Ban Nha, chuyên viết về nấu ăn, gia đình, trò chơi điện tử và ô tô. Lên đại học, anh gặp hai người bạn đưa ra ý tưởng kiếm tiền từ Bloglea bằng cách bán quảng cáo. Họ kiếm được từ 10.000 – 30.000 USD/tháng. Sau đó, họ chuyển sang kinh doanh nhiều sản phẩm qua trang web dành cho khách hàng trên khắp thế giới. Sau một thời gian, bộ ba nhận thấy quần áo định hình đem lại doanh thu lớn nhất.
Họ quyết định thành lập Shapermint, đầu tư mạnh vào quảng cáo trên Facebook, thuê thêm nhân viên. Thời điểm hiện tại, công ty chi hơn 100.000 USD mỗi ngày cho quảng cáo trên Facebook và đã tiếp cận được 6 triệu người.
"Đồ định hình là ngành công nghiệp chưa được khai thác. Đối thủ lớn nhất của chúng tôi là Skims và Spanx. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm của họ cao hơn đáng kể. Cách tiếp cận của chúng tôi khác biệt vì chúng tôi biết lắng nghe. Người tiêu dùng muốn sản phẩm định hình vừa chất lượng vừa có giá phải chăng và Shapermint chính là lựa chọn hàng đầu của họ", Tirocchi chia sẻ với Forbes.
Doanh nhân trẻ cho biết thêm rằng ngoài ảnh hưởng đến doanh số, đại dịch còn thay đổi xu hướng chọn đồ định hình của người tiêu dùng. Họ đang tìm kiếm các sản phẩm đa năng, phù hợp khi làm việc tại nhà và đôi khi là đi ra ngoài.
Nguồn: Forbes
TIN CŨ HƠN
- Bị Covid-19 vùi dập khiến 80% hoạt động kinh doanh biến mất sau 8 tuần, có lúc tưởng 'chết', Airbnb đã hồi sinh thần kỳ ra sao?
- Chuyện tình startup đẹp như mơ: Đôi bạn cùng nhau khởi nghiệp, đến khi công ty được định giá tỷ USD, cả 2 là tỷ phú đôla thì 'về chung một nhà'
- Thầy giáo khởi nghiệp trồng dưa lưới, lãi hơn trăm triệu đồng/năm
- Từ startup mờ nhạt đến công ty được định giá nửa tỷ USD chỉ sau một năm thành lập
- Vì sao nhiều tỷ phú Việt Nam đều khởi nghiệp với mì gói: Từ Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, cho đến Ngô Chí Dũng, Đặng Khắc Vỹ?
- Sắp ‘toang’ vì Covid-19, chủ hàng kẹo vô danh dùng 25 USD làm marketing, sau hơn 1 năm có 5,5 triệu follower trên MXH, 'chốt đơn' mỏi tay
- Cơ hội sau biến cố “xóa bài chơi lại” và bàn đạp cho startup từ Viet Solutions
- ‘Soái ca’ bỏ đại học, bán snack rong biển: 33 tuổi có hơn 600 triệu USD, chuyện đời còn được dựng thành phim đầy kịch tính
- Bộ đôi đồng sáng lập Cuccu và PushSale tự vấn: Sao không bán hàng online kiếm vài tỷ/năm, khởi nghiệp chi cho mệt, hả những gã nghèo mộng mơ?
- Bán hàng trực tuyến và Thương mại đối thoại: Câu chuyện chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt