Chiến lược khác biệt của BAEMIN Việt Nam: Tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm nhãn hiệu riêng, hướng tới trở thành nền tảng TMĐT

Trong khi các siêu app khác như Grab hay GoJek và Be, bắt đầu từ gọi xe rồi mới đến gọi thức ăn – giao nhận – đi chợ, thì BAEMIN đi thẳng vào gọi thức ăn và bây giờ mở rộng sang đi chợ – khi tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm.

Nếu chiến lược của BAEMIN tại thị trường Việt Nam giống như Hàn Quốc, thì tương lai app này sẽ mở rộng thành một sàn TMĐT.

BAEMIN tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm

Mới đây, ứng dụng BAEMIN đã ra mắt thị trường Việt Nam thương hiệu làm đẹp tên Lazy Bee .

BAEMIN giới thiệu: Như tên gọi được dịch sang nghĩa tiếng Việt là “chú ong lười”, nôm na có thể hiểu, những sản phẩm đa dụng của Lazy Bee dành riêng cho những bạn trẻ dù lười biếng nhưng vẫn có thể làm đẹp.

Trong lần ra mắt này, Lazy Bee giới thiệu tới người dùng Việt 2 dòng sản phẩm chính gồm dưỡng da và trang điểm. Dòng sản phẩm dưỡng da gồm xịt khoáng, toner pad (tạm dịnh – toner và bông tẩy trang), mặt nạ (4 lựa chọn) và dòng sản phẩm trang điểm bao gồm cushion (2 tông màu) và son (3 lựa chọn màu).

 

Thương hiệu Lazy Bee đề cao ba yếu tố chủ đạo: sự tích cực vui tươi thông qua bao bì sản phẩm và quy trình trải nghiệm khách hàng, sự tiện lợi thể hiện qua tính đa năng và thiết kế của từng sản phẩm và chất lượng đạt chuẩn Hàn Quốc cùng quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu.

Ngoài ra, Lazy Bee còn sử dụng các thành phần có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên (như trà xanh, nghệ, nhân sâm, hoa cúc…), đảm bảo an toàn cho làn da và không gây hại đến môi trường. Tiếp nối hành trình xanh của BAEMIN, các sản phẩm của Lazy Bee không thử nghiệm trên động vật dưới bất kỳ hình thức nào.

Chiến lược khác biệt của BAEMIN Việt Nam: Tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm nhãn hiệu riêng, hướng tới trở thành nền tảng TMĐT - Ảnh 4.

Ông Jinwoo Song - Tổng Giám đốc BAEMIN Việt Nam

Ông Jinwoo Song, Tổng Giám đốc BAEMIN Việt Nam cho biết: “ Thương hiệu Lazy Bee được thai nghén ấp ủ từ năm 2021 với những bước đi tuy chậm rãi nhưng chắc chắn trong từng giai đoạn. Nhằm mang lại những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất, Lazy Bee đã thực hiện các chương trình nghiên cứu khảo sát từ người tiêu dùng và phân tích thị trường mỹ phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng.

Từ quá trình khảo sát và nghiên cứu này, Lazy Bee đưa ra dòng mỹ phẩm chất lượng đề cao sự tiện lợi dựa trên những hiểu biết về đặc tính làn da của người Việt và nhu cầu chăm sóc da thiết yếu hàng ngày của họ ”.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường và sự cạnh tranh cao của các nhãn hiệu mỹ phẩm cùng phân khúc, Lazy Bee hướng tới chiến lược tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và tiếp cận thị trường mục tiêu.

Trong 1-2 tháng đầu tiên ra mắt sản phẩm, Lazy Bee sẽ chỉ được bán thông qua ứng dụng BAEMIN để bước đầu tạo độ nhận biết cho dòng sản phẩm mới với lượng người dùng sẵn có, đồng thời liên tục rà soát và hoàn thiện cơ chế vận hành cũng như phân phối để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Trong những tháng tiếp theo, thương hiệu sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng thị trường tới các thành phố khác như Hà Nội hay Đà Nẵng.

 

Vậy vì sao BAEMIN lại chọn ngành làm đẹp và thức ăn chế biến sẵn Mama Woo (ra mắt đầu tháng 4/2023) để mở rộng thị trường ở Việt Nam?

Chiến lược khác biệt của BAEMIN Việt Nam: Tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm nhãn hiệu riêng, hướng tới trở thành nền tảng TMĐT - Ảnh 6.

Theo đại diện của BAEMIN: bên cạnh nhu cầu về ăn uống, lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là ngành hàng được giới trẻ nói chung và người dùng BAEMIN nói riêng quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

Chịu tác động sâu sắc từ thị trường làm đẹp Hàn Quốc - vốn là một trong những thị trường tiên phong trên thế giới, thị trường chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sức mua tiêu dùng tăng cao. Tổng giá trị thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027.

Hơn nữa, tại thị trường Việt Nam, với sự ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Hàn Quốc thông qua phim ảnh và âm nhạc, mỹ phẩm và thức ăn Hàn rất được người trẻ ưa chuộng.

BAEMIN đang dần trở thành một nền tảng TMĐT ở Hàn Quốc

Theo Chỉ số di động của nền tảng dữ liệu lớn IGAWorks, trong tháng 1/2023, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) của BAEMIN đã giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống - còn 19,87 triệu người

Theo đó, dịch vụ giao hàng tiêu dùng nhanh ‘B Mart’ và nền tảng mở " BAEMIN Store" của BAEMINsẽ là động lực tăng trưởng mới của Woowa Brothers.

Với dịch vụ B Mart, khi người dùng khi đặt các nhu yếu phẩm hàng ngày trên BAEMIN, hàng sẽ được giao trong 30 phút. Không giống như dịch vụ giao đồ ăn - khi người dùng chỉ được đặt hàng trong các khung thời gian tương đối cố định, việc mua sắm hàng tạp hóa diễn ra suốt ngày đêm.

Woowa Brothers hiện đang cố mở rộng dịch vụ B Mart khắp Hàn Quốc, mới đầu nó chỉ có ở xung quanh khu vực thủ đô Seoul, tỉnh Gyeonggi và Incheon; nhưng hiện nay đã lan đến Busan, Daegu và Daejeon.

Chiến lược khác biệt của BAEMIN Việt Nam: Tự bán thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm nhãn hiệu riêng, hướng tới trở thành nền tảng TMĐT - Ảnh 7.

Woowa Brothers cũng đã thành lập khoảng 40 kho nhỏ khắp Hàn Quốc và hiện đang bán hơn 7.000 mặt hàng. BAEMIN Store cũng đang tiếp tục thu hút thêm nhiều tiểu thương bên ngoài gia nhập nền tảng của mình.

BAEMIN không thể phát triển chỉ với dịch vụ giao đồ ăn như bây giờ. Thị trường đã trở nên bão hòa và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Vậy nên, một ngày nào đó, BAEMIN sẽ bán cả quần áo và điện thoại di động, nhưng sẽ mất một thời gian ", một quan chức trong ngành giao nhận nhanh của Hàn Quốc dự đoán.

BAEMIN là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam, một thành viên của Woowa Brothers – công ty giao đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc được thành lập vào năm 2010.

Woowa Brothers Việt Nam giới thiệu ứng dụng BAEMIN đến người dùng Việt vào tháng 5/2019, với tham vọng trở thành công ty công nghệ về thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2021, Woowa Brothers gia nhập Delivery Hero – tập đoàn công nghệ giao đồ ăn hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia khác nhau, trong đó có 16 quốc gia tại châu Á.

Theo báo cáo về thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở 6 thị trường hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á của Momentum Works, quy mô của thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam ước đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022. Theo hãng nghiên cứu này, Grab đứng đầu khi chiếm khoảng 45%. Thị phần của ShopeeFood đạt 41%, ứng dụng Baemin hiện đang chiếm 12% thị phần.

Theo Quỳnh Như

Nhịp sống thị trường


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật