"Đặt lên bàn cân" 2 thương hiệu gia vị Việt DH Foods và Trí Việt Phát: Cùng lên Shark Tank, cùng tham vọng IPO vươn ra biển lớn, nhưng chiến lược kinh doanh có gì khác?
Bắt đầu khởi nghiệp với gia vị từ năm 2012, đều được điều hành bởi những founder dày dặn kinh nghiệm với khát vọng đưa công ty lên IPO. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của 2 startup có gì khác biệt?
Gia vị Việt là một nguồn tài nguyên quý giá, chứa nhiều tiềm năng để vươn ra ngoài thế giới do sự đa dạng về thảo mộc, hương liệu mà thiên nhiên ban tặng. Tận dụng được thế mạnh đó, hai founder DH Foods và Trí Việt Phát đã thành lập thương hiệu gia vị của riêng mình, nuôi khát khao một ngày nào đó mang thương hiệu Việt ra quốc tế.
Khi hai startup DH Food và Trí Việt Phát cùng lên Shark Tank để gọi vốn, có thể phát hiện hai thương hiệu này có nhiều điểm chung thú vị: Bắt đầu khởi nghiệp với gia vị từ năm 2012, đều được điều hành bởi những founder dày dặn kinh nghiệm với khát vọng đưa công ty lên IPO (Phát hành cổ phiếu công khai lần đầu ra thị trường đại chúng).
Được dẫn dắt bởi founder "từng trải"
Rõ thấy nhất, cả hai thương hiệu đều được sáng lập bởi những founder dày dặn kinh nghiệm, với gần chục năm thực chiến trên thương trường.
Founder của DH Food là ông Nguyễn Trung Dũng từng gây "sốt" truyền thông với câu chuyện khởi nghiệp thành công ở tuổi 50. Trước đó, ông từng có kinh nghiệm 30 năm khởi nghiệp 3 lần ở nước ngoài và 9 năm kinh doanh ở Việt Nam. Từng thất bại nhiều lần, ông đã thành công với lần khởi nghiệp thứ 4 cùng thương hiệu gia vị Việt.
Trong khi đó, Founder của Trí Việt Phát là bà Nguyễn Thị Vân Anh, đã từng công tác 11 năm với vị trí Trưởng phòng R&D – nghiên cứu và phát triển các loại gia vị, thực phẩm và vị trí Quản lý Kinh doanh. Bà có kiến thức về gia vị, thành phẩm và kinh nghiệm về quản lý, am hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
Cùng lên Shark Tank gọi vốn với tham vọng IPO ra toàn cầu
Không hẹn mà gặp, hai thương hiệu gia vị Việt đều chọn Shark Tank là kênh gọi vốn. Cùng là startup với ước mơ lớn, Dh Foods và Trí Việt Phát đều đặt mục tiêu IPO. Trong bài phỏng vấn với chúng tôi, ông Dũng cho rằng chỉ có IPO mới có thể giúp cho cổ phiếu – cổ phần Dh Foods ông đã trao cho nhân sự mình cùng bán cho các nhà đầu tư, đạt được giá trị cao nhất. Đối với bà Vân Anh, bà chia sẻ trong chương trình Shark Tank sẽ định hướng Trí Việt Phát là công ty toàn cầu bằng mục tiêu IPO trong tương lai.
Tuy nhiên, 2 thương hiệu đều nhận được "deal" từ các Shark theo các cách khác nhau.
Trước đó, trong chương trình Shark Tank mùa 4, ông Dũng đã từ chối lời đề nghị đầu tư của cả 5 Shark với 12 tỷ đồng cho 15% cổ phần. Tuy nhiên về sau, ông đã chủ động liên hệ với Shark Louis Nguyễn bên ngoài chương trình để hợp tác, trong đó Dh Foods hợp tác phân phối gia vị Việt tại thị trường Mỹ với công ty Heritage Beverage của ông Louis Nguyễn, đánh dấu bước ngoặt Dh Foods đánh chiếm thị trường Mỹ.
Không gọi vốn theo cách gián tiếp như Dh Foods, tại chương trình Shark Tank mùa 6, với cam kết đạt doanh thu 500 tỷ đồng, Trí Việt Phát đã khiến 3 Shark "giành" chốt "deal". Shark Hùng Anh đưa ra mức 22 tỷ đồng cho 20%, Shark Hưng và Shark Bình cùng đưa ra mức 22 tỷ đồng với tỷ lệ lần lượt là 15,1% và 15%.
Sau khi cân nhắc, chị Vân Anh đã chốt deal với Shark Hùng Anh với 24 tỷ đồng cho 15% vì theo chị, Shark Hùng Anh có cùng định hướng kinh doanh trong tương lai với Trí Việt Phát.
Tuy có nhiều điểm chung, nhưng tại thời điểm gọi vốn, cách tiếp cận thị trường và chiến lược kinh doanh của 2 startups hoàn toàn khác nhau.
Dh Foods: Đầu tư mở rộng sản phẩm, phân phối rộng rãi ở thị trường bán lẻ
Theo Dh Foods, trong vòng 9 năm xây dựng thương hiệu gia vị Việt, startup tập trung xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường sân nhà.
Thời điểm đầu khởi nghiệp vào năm 2013, CEO DH Foods tìm được một công ty sản xuất có hệ thống máy sấy và nhà xưởng đạt tiêu chuẩn đồng ý hợp tác. Sau đó, DH Foods liên tục ra mắt các sản phẩm gia vị đặc sản vùng miền.
Trong giai đoạn cuối năm 2013, Dh Foods đã bắt đầu "lên kệ" các chuỗi siêu thị trong nước là BigC và Coopmart. Hiện tại, sản phẩm công ty đã có mặt tại hơn 10.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Ông Dũng cho biết "hiện nay sản phẩm Dh Foods phủ sóng khắp Việt Nam".
Tại chương trình Shark Tank, Dh Foods đã phát triển ra 170 SKU (mã hàng hóa) với sản phẩm chủ lực là muối Tây Ninh. Khi nghe ông Dũng trình bày tỷ trọng các loại chi phí, shark Phú nhận xét vấn đề của Dh Foods là mở rộng quy mô và duy trì thói quen của người tiêu dùng. Trong khi đó, Shark Liên cho rằng, Dh Foods cần phải có một sản phẩm chủ chốt để đại diện cho thương hiệu.
Với doanh thu 100 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 50%/năm, lợi nhuận ròng chiếm 10%, Shark Phú cho rằng có những loại chi phí như nguyên vật liệu chiếm tới 5%, trong khi chi phí marketing là 1,9% là quá nhỏ, mô hình sẽ khó có lãi. Chi phí bán hàng cũng sẽ rất lớn nếu mô hình được nhân rộng ra.
Đồng thời, shark Phú cho rằng cách định giá công ty của Dh Foods đang quá cao. "Theo quan điểm của tôi, nếu P/E (thị giá cổ phiếu/thu nhập) khoảng 15 lần thì có thể xem xét, tức bằng một nửa giá anh đang chào. Và vấn đề làm sao để sản xuất của Dh Foods nâng được quy mô lên mức độ sản lượng lớn."
Trí Việt Phát: Đầu tư nhà máy sản xuất, có kinh nghiệm bán buôn lâu năm
Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã đặt ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp chuẩn quốc tế. Vì thế, Trí Việt Phát đã chú trọng xây dựng và mở rộng quy mô các nhà máy.
Từ năm 2015 tới 2017, Trí Việt Phát tập trung xây dựng và nâng cấp các nhà mát và xây dựng hệ thống ISO. Tới năm 2018, doanh nghiệp thành công đạt tiêu chuẩn FSSC 22000. Tại Shark Tank, bà Vân Anh cho biết "Công ty gia vị thì rất nhiều nhưng công ty đạt chuẩn FSSC 22000 thì không dễ có đối thủ vì họ yêu cầu một triệu sản phẩm trên toàn thế giới phải giống nhau."
Hiện nhà máy của Trí Việt Phát đang xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000, hệ thống FSSC 22000, FDA, FCE, Halal chuẩn quốc tế. Do đầu tư xây dựng quy trình sản xuất ngay từ đầu, nên Trí Việt Phát có thể kiểm soát được chất lượng đầu ra.
Với 11 năm kinh nghiệm, bà Vân Anh chia sẻ rằng ban đầu, bà sẽ ưu tiên bán cho thị trường trong nước với phân khúc B2B (Mua bán giữa các doanh nghiệp). Tới năm 2020, Trí Việt Phát bắt đầu vươn ra thế giới bằng cách đầu tư thêm hệ thống máy móc, sản xuất gia vị và đội ngũ dày dặn kinh nghiệm từ ngày đầu thành lập. Nhờ việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác, Trí Việt Phát đã xuất khẩu được sang thị trường bán lẻ Mỹ và Nhật Bản.
Sau đó, phải tới 2022, Trí Việt Phát mới mở rộng thị trường bán lẻ vào hệ thống, cửa hàng siêu thị trong nước với các chuỗi Bách Hóa Xanh, Emart, Co.op Xtra, Homefarm, Vissan…
Tại thời điểm gọi vốn, bà Vân Anh cũng chia sẻ bà mới chỉ có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, dù trước đó đã có kinh nghiệm bán buôn dày dặn. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề của startup khi Shark Hưng nhận xét: "Từ năm 2022 trở về trước là rất ổn khi bạn tập trung vào nhà máy, sản xuất B2B. Tuy nhiên tôi cảm thấy lo lắng khi bạn bước sang B2C vì định vị được thương hiệu rất tốn kém." Dù vậy, bức tranh tài chính của doanh nghiệp cũng được Shark Hưng khen là "khá lành mạnh".
Bước ra khỏi Shark Tank, cả hai startup đều có những bước phát triển nhanh chóng. Dh Foods đã đưa danh tiếng vang xa với câu chuyện khởi nghiệp của người founder tới việc kêu gọi vốn thành công "ngoài bể cá mập" thì Trí Việt Phát dần dần mở rộng sản phẩm ra nhiều siêu thị, hệ thống bán lẻ tại thị trường trong nước.
An ninh tiền tệ
TIN CŨ HƠN
- Công ty mẹ Shopee đạt kỷ lục doanh thu quý cao chưa từng có, TMĐT dần trở thành cỗ máy chủ lực
- J&T Express tăng trưởng mạnh năm 2023, top đầu tại Đông Nam Á 4 năm liền
- Giải pháp cho sàn TMĐT nội địa trước cạnh tranh của nhà bán nước ngoài
- Tập đoàn TMĐT khiến Alibaba, Amazon đứng ngồi không yên: Chưa đầy 2 năm đã mở rộng tới 49 quốc gia, sở hữu 870 triệu người dùng, hơn 13 triệu thương nhân
- Bán hàng online giảm tốc sau Tết
- Top 5 ví điện tử phổ biến nhất mạng xã hội 2023 gọi tên MoMo, VTC Pay, VNPay
- Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop và Sendo đạt hơn 232.000 tỉ đồng doanh thu trong 2023
- Tận dụng hội chứng sợ bỏ lỡ của người tiêu dùng, Shopee tiếp tục là sàn TMĐT phổ biến nhất Việt Nam, độ nhận diện gấp 3 lần Lazada
- Từ sự cố Lazada, nhìn lại cuộc chiến “đốt tiền” của sàn TMĐT: Hầu hết ôm lỗ, Tiki ngày càng "mờ nhạt", Shopee cũng liên tục cắt giảm nhân sự dù báo lãi 3.000 tỷ
- Nóng: Ứng dụng Be vừa nhận đầu tư hơn 739 tỷ từ VPBank Securities, quyết đấu với Grab, Shopee Food