Đây là 5 vấn đề pháp lý khi kinh doanh homestay nhà đầu cần lưu ý để tránh "tiền mất tật mang"

Kinh doanh homestay đang thu hút cả giới đầu tư trẻ và các chủ nhà sở hữu BĐS cho thuê tham gia.

Đây là loại hình được các chuyên gia trong ngành đánh giá “dễ mà không dễ” bởi cũng như các mô hình đầu tư khác, kinh doanh homestay đi kèm với những điều kiện về pháp lý mà nếu không cẩn trọng, nhà đầu tư rất dễ “tiền mất tật mang”.

Đây là 5 vấn đề pháp lý khi kinh doanh homestay nhà đầu cần lưu ý để tránh "tiền mất tật mang"
 
Mới đây, tại Talkshow "Vấn đề pháp lý trong kinh doanh homestay tại Việt Nam" do Luxstay tổ chức, Luật sư Trần Xuân Hùng, người có kinh nghiệm nhiều năm về định chế tài chính và tư vấn pháp lý cho các tập đoàn lớn đã có những chia sẻ xung quanh chủ đề này. Theo luật sư này, hiện đa số các nhà đầu tư tham gia homestay đều đi thuê căn hộ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà phố, villa… rồi khai thác cho thuê lại. Do đó, những ràng buộc về pháp lý sẽ mang tính quyết định đến lợi tức cũng như điều kiện để bảo vệ nhà đầu tư và người đi thuê, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Đây là 5 vấn đề pháp lý khi kinh doanh homestay nhà đầu cần lưu ý để tránh tiền mất tật mang - Ảnh 1.
 

Luật sư Trần Xuân Hùng vạch ra một số lưu ý về điều kiện pháp lý trong hợp đồng thuê đối với trường hợp nhà đầu tư đi thuê BĐS của chủ nhà để kinh doanh homestay:

Đảm bảo chủ nhà phải là chủ sở hữu trực tiếp căn nhà

Theo Luật sư Hùng, khi ký hợp đồng thuê, nhà đầu tư phải đảm bảo là người kí hợp đồng với mình phải đầy đủ thẩm quyền với căn nhà, tức là chủ sở hữu trực tiếp ngôi nhà, đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà đất. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư những rắc rối nếu có sau này về tranh chấp, kiện tụng hay bồi thường hợp đồng…

Đi công chứng tại phòng công chứng

Luật sư Trần Xuân Hùng cho hay, hiện nay đa số các nhà đầu tư khi đi thuê căn hộ, nhà phố, villa… để kinh doanh homestay đều trao đổi qua giấy tờ nhưng ít trường hợp đi công chứng tại văn phòng công chứng. Luật sư này đưa lời khuyên, người đi thuê hãy đi công chứng tại phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất.

 Chặt chẽ các điều khoản về thời gian thuê

Theo Luật sư Hùng, điều này giúp nhà đầu tư phòng tránh được trường hợp chủ nhà tăng giá thuê "vô tội vạ" hoặc hạn chế phá hợp đồng thuê trước hạn. Theo đó, trong hợp đồng thuê, nhà đầu tư có thể xác nhận các điều khoản chẳng hạn, giá thuê không tăng quá 10% giá nhà hiện tại (trong vòng 12 tháng)….

Các điều khoản về bồi thường thiệt hại khi chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê trước hạn

"Hiện nay, không ít chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê trước hạn với các nhà đầu tư kinh doanh homestay", luật sư Trần Xuân Hùng khẳng định. Do đó, ngay khi soạn thảo hợp đồng, nhà đầu tư cần lưu ý đến vấn đề này trong các điều khoản hợp đồng nhằm đảm bảo tính công bằng, quyền lợi và ổn định khi kinh doanh.

Trong hợp đồng, nhà đầu tư cần soạn điều khoản về bồi thường thiệt hại khi chủ nhà phá hợp đồng thuê trước hạn. Chẳng hạn, mức phạt với chủ nhà có thể là 8% phần nghĩa vụ giá trị. Giả sử căn nhà thuê 10 triệu đồng 1 tháng, 1 năm là 120 triệu đồng. Nếu thuê được 6 tháng chủ nhà phá hợp đồng trước hạn, thì chủ nhà phải bồi thường 8% trên 60 triệu tiền thuê của 6 tháng còn lại, tức khoảng 4,8 triệu đồng….

Đây là 5 vấn đề pháp lý khi kinh doanh homestay nhà đầu cần lưu ý để tránh tiền mất tật mang - Ảnh 2.

Theo Luật sư Hùng, để bảo vệ mình và khách thuê thì nhà đầu tư đi thuê phải luôn ở thế chủ động, luôn đưa ra các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng trước chứ không để xảy ra chuyện mới đàm phán.

Ngoài khoản bồi thường phá vỡ hợp đồng trước hạn thì nhà đầu tư cần ghi rõ điều khoản về thiệt hại gây ra trong kinh doanh theo quy định về thiệt hại kinh tế. Để thực hiện được việc bồi thường này, nhà đầu tư thu thập bằng chứng như hóa đơn khách đặt phòng, số lượng khách booking....để yêu cầu chủ nhà bồi thường những thiệt hại mà nhà đầu tư phải trả lại cho khách. "Nếu không thỏa thuận được, nhà đầu tư có thể kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền", Luật sư Hùng nhấn mạnh.

Luôn luôn nắm thế chủ động và linh hoạt trong kinh doanh

Theo Luật sư Hùng, kinh doanh homestay là ngành kinh doanh có điều kiện pháp luật. Để bảo vệ mình và khách thuê thì nhà đầu tư đi thuê phải luôn ở thế chủ động, luôn đưa ra các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng trước chứ không để xảy ra chuyện mới đàm phán.

Theo quy định, kinh doanh cá thể thì lượng lao động thường dưới 10 người, cá nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn, dùng toàn bộ tài sản cá nhân để kinh doanh. Còn là công ty hoặc doanh nghiệp TNHH thì theo hình thức góp vốn. Tuy vậy, Luật sư Hùng khuyên các nhà đầu tư, nếu thuê khoảng 20 chung cư để kinh doanh homestay nhưng chưa cần nhân lực nhiều thì nhà đầu tư có thể linh hoạt hình thức kinh doanh cá thể. Bởi nếu tiến hành công ty hoặc doanh nghiệp TNHH thì bộ máy phải thực sự trơn tru, yếu cầu khắt khe hơn về thuế hay các vấn đề kinh doanh.

Phương Nga

Theo: Trí Thức Trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật