Đi tìm đáp án "đo ni đóng giày" cho startup Việt
Xu thế startup trên thế giới và những thuận lợi của startup Việt
Trong Diễn đàn doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao khởi nghiệp (2017), bà Nguyễn Phi Vân - chuyên gia nhượng quyền toàn cầu đã chia sẻ 5 xu hướng đang khiến cộng đồng startup thế giới “phát sốt”. Đó là xu hướng phát triển dịch vụ và sản phẩm cho người cao tuổi; Xu hướng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dành cho trẻ nhỏ; Xu hướng tiêu dùng xuất phát từ “sự khiếm khuyết hoàn hảo (wabi-sabi) đề cao dịch vụ chỉ mang giá trị nguyên bản khi còn thiếu sót, chưa hoàn thiện; Xu thế đề cao cái “tôi” cá nhân trong sản phẩm.
Không nằm ngoài những xu hướng này, rất nhiều startup Việt Nam đã ra đời nhằm kịp thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. Làn sóng khởi nghiệp trong nước còn thu hút nguồn nhân tài Việt kiều, du học sinh từ khắp nơi trên thế giới về quê hương khởi nghiệp. Những tên tuổi gắn với thành công có thể kể đến như Christopher Nguyễn (dự án Adatao), GotIt! của Hùng Trần, Misfit Wearables của Sony Vũ…
“Start” nhưng chưa “up” - Nguyên nhân do đâu?
Số lượng startup xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên số startup thành công vẫn chỉ rất khiêm tốn. Thiếu kinh nghiệm quản trị; Sự mơ hồ về mô hình kinh doanh; Không đo lường được độ lớn và rủi ro của thị trường; Cố gắng tự làm mọi thứ thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ,... là những nguyên nhân chủ yếu khiến một startup thất bại.
Nguồn vốn đầu tư cũng là câu chuyện đau đầu của các startup. Hiện có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài như IDG Ventures, CyberAgent Ventures, VinaCapital,... các tổ chức trong nước như FPT, Seedcom... hoặc các nhà đầu tư thiên thần dành vốn cho startup. Tuy nhiên, việc thuyết phục nhà đầu tư rót vốn là không dễ dàng. Muốn thu hút nguồn vốn và khẳng định được vị thế trên thị trường, các startup cần có bước chuẩn bị sớm, thậm chí là trước cả thời điểm thành lập doanh nghiệp.
Kiến thức khởi nghiệp sẽ tăng thêm cơ hội thành công
Hầu hết các startup khi được thành lập đều nôn nóng muốn nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc vận hành doanh nghiệp. Sai lầm này đã dẫn đến thất bại đáng tiếc cho nhiều startup. Việc chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc sẽ gia tăng cơ hội thành công cũng như tránh được những thất bại đáng tiếc cho các doanh nghiệp trẻ.
Chứng chỉ sau đại học về Khởi nghiệp kinh doanh của Đại học quốc tế RMIT hiện được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là chương trình đào tạo uy tín, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của các startup Việt. Học viên sẽ tìm hiểu quá trình tạo dựng doanh nghiệp qua hàng loạt trải nghiệm tương tác thực tiễn cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn như L’Usine, Nielsen, KPMG… Học viên được học cách xây dựng nội dung cho bài thuyết trình huy động vốn và trình bày kế hoạch của mình trước một hội đồng đánh giá gồm các nhà đầu tư thực sự như các quỹ Vina Capital, IDG...
Triển lãm các sản phẩm khởi nghiệp của cựu sinh viên RMIT.
Khởi đầu mới với một hành trang kiến thức bền vững sẽ là những điều rất cần thiết cho các startup. Chứng chỉ Khởi nghiệp kinh doanh của đại học RMIT đang mở ra nhiều cơ hội cho các startup trên hành trình khởi nghiệp vốn không có bóng dáng “hoa hồng”.
Ánh Dương
Theo: Nhịp sống kinh
TIN CŨ HƠN
- Sếp Facebook: Cứ 5 phụ nữ Việt Nam thì có 4 người muốn khởi nghiệp
- Startup chia sẻ công thức nấu ăn gọi vốn thêm 500.000 USD
- Bán hết tài sản để khởi nghiệp, chàng trai này kiếm bộn tiền nhờ mốt cho con đi du học Mỹ của 25% người giàu Trung Quốc
- Gấp đôi mùa 1, Shark Tank mùa 2 gọi được hơn 206 tỷ đồng
- Vượt qua 110 đối thủ, một startup Việt giành ngôi vị Á quân trong cuộc thi khởi nghiệp du lịch của khu vực
- Startup thời công nghệ số
- Doanh nhân Hà Bùi: Từ cô công nhân nhặt chỉ đến CEO thời trang Sohee
- La Vita sau DD Shark Tank mùa 1: CEO hoa hậu từ chối đầu tư của Shark Phú sau một câu hỏi nhỏ, giờ cửa hàng đạt doanh thu cao nhất 30 triệu đồng/ngày!
- Chuyện những người phụ nữ khởi nghiệp vươn lên thoát nghèo
- Shark Đặng Hồng Anh: Khởi nghiệp “phong trào” thì thất bại chỉ là chuyện sớm hay muộn