Đồng hành với Shark Tank mùa 2 bằng 100% các khoản cho vay chuyển đổi, Shark Phú kết luận: Trái phiếu chuyển đổi có điều kiện đảm bảo, lãi suất 18% thì không có gì là rủi ro cho nhà đầu tư cả!
Trong toàn bộ chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2, Shark Nguyễn Xuân Phú cam kết đầu tư 37 tỷ 285 triệu đồng nhưng đều là khoản vay chuyển đổi.
Ví dụ trong tập 3, Shark Phú cũng chốt deal với hai nhà sáng lập nước mắm Lê Gia ở mức 4 tỷ đồng dạng trái phiếu chuyển đổi: lãi suất 15%/năm và chuyển đổi thành 24% cổ phần sau 3 năm nếu đạt KPI.
Trong tập 6, Shark Phú đồng ý rót vốn vào sản phẩm cầu thông minh dành cho xe máy của startup Dô Ta dưới hình thức trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 20%; sau 1 năm khoản tiền 4,65 tỷ đồng sẽ chuyển thành 20% cổ phần.
Hay với cam kết với Yến Quân, Shark Phú đưa ra đề nghị đầu tư 10 tỷ đồng với hình thức trái phiếu chuyển đổi, lợi nhuận tối thiểu 18%/năm, điều kiện để chuyển đổi sang cổ phần sẽ đàm phán sau. Nếu trường hợp KPI đưa ra đạt được còn nếu không đó sẽ là khoản vay. Khoản trái phiếu chuyển đổi này được đảm bảo bằng toàn bộ tài sản của Yến Quân gồm nhà yến, thương hiệu Yến Quân. Và tài sản đảm bảo tối thiểu phải bằng 120% giá trị cho vay. Và những người liên quan tại Yến Quân đã đồng ý ký vào cam kết với đề nghị của Shark Phú.
"Trái phiếu chuyển đổi, có tài sản đảm bảo thì không rủi ro cho nhà đầu tư"
Trong clip trên Fanpage của Shark Tank, các cá mập Hồng Anh, Dzung Nguyễn, Shark Hưng và Shark Phú đã “ngồi lại” tổng kết với nhau về Shark Tank mùa 2.
Shark Hưng, trong vai trò người dẫn chương trình, có nhắc đến một thương vụ gây tranh cãi mà cá mập đến từ Sunhouse đầu tư, đó là Yến Quân.
“Thực ra, việc đầu tư rất đơn giản vì là trái phiếu chuyển đổi có điều kiện đảm bảo, lãi suất 18% thì nhà đầu tư không có gì rủi ro cả”, Shark Nguyễn Xuân Phú nói.
Khi Shark Hưng hỏi Shark Phú rằng đã đến thăm nhà yến chưa, nhà đầu tư đến từ Sunhouse cho rằng không cần quan tâm đến nhà yến, vì thế chấp tài sản cố định rồi thì rất an toàn.
Luật sư Minh cho biết người nắm trái phiếu chuyển đổi có 2 lựa chọn: Chuyển trái phiếu thành cổ phiếu với giá/số lượng đã xác định; hoặc không chuyển trái phiếu thành cổ phiếu với giá/số lượng đã xác định mà nhận tiền bằng mệnh giá trái phiếu cộng với lãi suất đã thỏa thuận.
"Việc có chuyển thành cổ phiếu hay không là quyền, không phải nghĩa vụ của người nắm loại trái phiếu này", anh khẳng định.
Như vậy, có thể thấy về bản chất, nếu startup thành công, nhà đầu tư sẽ chuyển số tiền rót vào thành cổ phiếu từ đó sở hữu cổ phần công ty. Trường hợp "cơm không lành, canh không ngọt", trái phiếu là khoản nợ mà startup có nghĩa vụ phải trả cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư.
Đây là lý do Shark Nguyễn Xuân Phú không đặt câu hỏi quen thuộc "Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn lại vốn cho anh" như khi rót vốn thẳng để đổi lấy tỷ lệ cổ phần nhất định vào các startup trong Shark Tank mùa 1 nữa.
Theo: Thế Trần - Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- 3 startup công nghệ độc đáo được nhận đầu tư từ VIISA
- Bán phở có phải khởi nghiệp không? Theo quan điểm Shark Hưng, không có yếu tố gì mới mẻ, khác biệt thì chỉ là lập nghiệp thôi!
- Shark Đặng Hồng Anh: Có những Startup một bước đi lên tỷ phú nên nhiều bạn trẻ hiện nay hay soi chiếu vào đó và thực hiện rất hồn nhiên
- Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia "cục gạch"!
- Được Shark Phú cam kết đầu tư, "Rich Kid" chạy xe ôm để trả nợ 5 tỷ trải lòng: "Tôi khởi nghiệp lại để khẳng định tôi không phải kẻ bỏ đi hay lêu lổng”
- "Shark" Lê Đăng Khoa khởi nghiệp thương hiệu hoa thứ tư
- Shark Hưng: Cuộc sống không bao giờ có cân bằng, muốn bình an thì ngồi dưới đáy, còn ở đỉnh cao thì phải chấp nhận mọi thứ luôn có thể xô ngã mình!
- Ngày đi học, tối làm shipper, chàng trai 19 tuổi này đã kiếm tiền trăm triệu đô như thế nào?
- Gây dựng công ty ở tuổi 21 từ tiền bố mẹ, "Rich kid" Việt nhanh chóng đốt 5 tỷ trong 2 năm, phải chạy xe ôm để trả nợ, nhưng Shark Phú vẫn rót 8 tỷ sau khi nhìn tướng
- Shark Phú đầu tư nửa triệu USD vào startup robot tự động hóa dù cho rằng sản phẩm chỉ “thỏa mãn đam mê chứ không bán được cho các công ty lớn”