Fed tăng lãi suất, lãi suất VND có tăng?
Đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 19/12 là đợt tăng thứ 4 năm 2018 và cũng là đợt tăng cuối cùng trong năm nay. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, điều này cũng nằm trong dự đoán của thị trường và tác động của việc tăng lãi suất này cũng được các nhà hoạch định tính tới cũng như định giá trên thị trường chứng khoán.
Với việc tăng lãi suất này, đồng thời Fed cũng đưa ra tín hiệu năm 2019 lộ trình tăng lãi suất sẽ nhẹ nhàng hơn, cùng lắm là sẽ có 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2019. “Đây là một chính sách trong lộ trình thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế Mỹ”, ông Thành nói.
Tác động của nó đối với thị trường Việt Nam như thế nào?. “Thứ nhất, đó là áp lực lên lãi suất tiền đồng”, ông Thành chỉ rõ. Đây là lựa chọn chính sách nếu chúng ta muốn ổn định tỷ giá. Lãi suất USD tăng thì lãi suất VND cũng phải điều chỉnh tăng. Với việc tăng lãi suất này, đồng thời Fed cũng đưa ra tín hiệu năm 2019 lộ trình tăng lãi suất sẽ nhẹ nhàng hơn, cùng lắm là sẽ có 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2019. “Đây là một chính sách trong lộ trình thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế Mỹ”, ông Thành nói.
“Nhìn vào 2019, trước mắt phải đợi động thái của NHNN trước áp lực này liệu có điều chỉnh chính sách lãi suất hay không. Nếu có điều chỉnh thì tôi nghĩ cũng ở mức khiêm tốn”, ông Thành nhận định.
“Như chúng ta đã biết, Fed điều chỉnh cũng có lộ trình, mỗi lần 0,25%. Vừa qua trên thị trường tiền tệ và tài chính Việt Nam, chúng ta quan sát thấy lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đặc biệt là các kỳ hạn dài cũng đã điều chỉnh tăng lên và các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn cũng ghi nhận lãi suất cho tăng tăng lên. Đây là tác động đầu tiên, vì đã được tính toán rồi nên không gây xáo trộn nhiều”, Giám đốc phát triển ĐH Fulbright Việt Nam phân tích.
Bên cạnh lãi suất, Việt Nam cũng cần tính tới các yếu tố khác như xuất khẩu vào hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.
Như vậy tăng trưởng của Mỹ năm 2018 cao hơn so với năm 2017 bù đắp cho sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc nên tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn có tốc độ tăng trưởng tương đương với tăng trưởng 2017 nhưng quan ngại là tăng trưởng suy giảm của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp diễn. Đó là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc về mặt cơ cấu nên tăng trưởng của Trung Quốc chắc chắn suy giảm.
Trong 2019 đối với Mỹ, ong Thành cũng thấy tác động ngắn hạn của chính sách giảm thuế sẽ không còn nữa, mặc dù lãi suất USD không tăng mạnh nhưng Fed vẫn dự kiến sẽ tăng 2 lần nữa nên tăng trưởng của Mỹ trong 2019 sẽ suy giảm.
Như vậy, dù lạc quan thì kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng ở khía cạnh tăng trưởng xuất khẩu sang 2 thị trường xuất khẩu lớn này có thể chậm lại. “Năm nay chúng ta tăng trưởng rất tốt, 2019 có thể tăng trưởng thấp hơn so với 2018. Nếu chúng ta chỉ nhìn nhận không phải chỉ yếu tố trong nước mà còn ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu”, ông Thành nhận định.
Theo: Báo Giao thông
TIN CŨ HƠN
- Chạy đua thu phí, ngân hàng tăng mạnh nguồn thu từ dịch vụ
- Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ đợt 3 năm 2018
- Các tổ chức tài chính quốc tế kỳ vọng gì ở chính sách tiền tệ Việt Nam 2019?
- Ngân hàng đua ưu đãi thu hút khách hàng gửi tiết kiệm dịp cận Tết
- Eximbank giảm phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
- Mải miết đi tìm ngân hàng số 1: BIDV, VietinBank hay Vietcombank?
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ‘nhảy múa’ dịp cuối năm
- Áp lực lên lãi suất khá lớn
- Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” năm 2018
- Ngân hàng chạy đua cho mục tiêu 70% người Việt có tài khoản