FMCG Monitor 10/2018: Phân khúc cao cấp “làm nóng” thị trường Nước Mắm

Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 10 năm 2018:

Các chỉ số chính

Nhìn chung, tình hình kinh tế vĩ mô trong Quý 3 năm 2018 tăng trưởng ổn định. Với đà tăng trưởng này, tăng trưởng GDP ước tính sẽ vượt mức chỉ tiêu 6.7% trong năm 2018. Bên cạnh đó, chỉ số CPI vẫn bình ổn ở mức dưới 4% và nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.

Bức tranh tăng trưởng thị trường FMCG

Thị trường FMCG trong Quý 3 năm 2018 đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là ở khu vực Nông thôn nhờ sự tăng trưởng về khối lượng tiêu dùng.

Hai bức tranh tăng trưởng khác nhau tại khu vực Thành thị 4 TP và Nông thôn. Tại Thành thị 4TP, các ngành hàng có chuyển biến tích cực về mặt giá trị nhưng tăng trưởng không đáng kể về khối lượng tiêu thụ, thậm chí mức tiêu thụ Sữa và các sản phẩm từ sữa vẫn tiếp tục giảm. Trong khi đó,thị trường Nông thôn nhìn chung lại tăng trưởng tốt trừ ngành hàng Chăm sóc gia đình, chủ yếu là do sự gia tăng về khối lượng tiêu thụ Sữa và ngành hàng Chăm sóc cá nhân.

 

Kênh mua sắm

Ngành hàng Nước Mắm tăng trưởng nhanh hơn thị trường FMCG tại khu vực Thành thị 4TP, đồng thời duy trì mức tăng trưởng tích cực tại Nông thôn nhờ làn sóng “cao cấp hóa” của người tiêu dùng. Với việc ra mắt nhiều sản phẩm mới cao cấp, Nước Mắm phân khúc này đang mở rộng và tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng chung cho cả ngành hàng tại khu vực Thành thị 4TP và Nông thôn. Qua đó cho thấy, cơ hội tăng trưởng vẫn còn dù là các ngành hàng thiết yếu đã phủ rộng hầu hết các hộ gia đình Việt bằng cách khai thác thêm nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp của họ.

Kênh mua sắm

Bán lẻ hiện đại tiếp tục tăng tốc và chiếm ưu thế so với bán lẻ truyền thống tại khu vực Thành thị 4TP. Trong đó, các kênh mua sắm hiện đại và cả kênh trực tuyến đều gia tăng thị phần nhờ việc thu hút nhanh chóng người mua mới của kênh siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi và mua sắm online. Đến nay, ở khu vực Thành thị 4 TP, hơn một nửa số hộ gia đình có mua sắm tại siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi ít nhất một lần một năm và khoảng 1⁄4 số hộ gia đình có mua sắm các sản phẩm FMCG qua mạng để sử dụng tại nhà.

Tiêu điểm của tháng - Khẩu vị người Việt: Trà hay Cà phê?

Tại TP. HCM, một điều ngạc nhiên là mức tiêu thụ trà bao gồm các sản phẩm uống liền (Ready-to- drink) và các sản phẩm pha chế tại quán (Ready-to-serve) gần gấp đôi so với cà phê, theo nghiên cứu mới nhất về tiêu dùng bên ngoài. Mặc dù Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới nhưng cà phê chỉ thu hút một lượng khách hàng riêng biệt và không phổ biến đối với nhiều người Sài Gòn bằng các loại thức uống từ trà.

David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam

Theo nguồn: Kantar Worldpanel


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật