Giải được 3 “nỗi đau” của tạp hoá truyền thống, startup Việt phát triển thần tốc: Gọi vốn 26,5 triệu USD ngay năm đầu tiên, tăng trưởng 160%/quý
Tạp hoá truyền thống từ lâu đã là kênh mua hàng quen thuộc của người Việt. Bất chấp sự xuất hiện của nhiêu mô hình mới như siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi, các tiệm tạp hoá truyền thống vẫn được nhiều khách hàng ưu ái nhờ tính gần gũi, bình dân và mức giá "dễ chịu".
Với ý tưởng giúp các tiệm tạp hoá truyền thống tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, năm 2019, nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong cùng cộng sự cho ra đời startup B2B với tên gọi Telio.
Hiểu đơn giản, Telio là đơn vị trung gian, đứng giữa hãng sản xuất và cửa hàng tạp hoá truyền thống. Nếu trước đây, hàng từ phía đơn vị sản xuất phải đi qua nhiều kênh như nhà phân phối, đại lý… rồi mới xuống được các cửa tiệm tạp hoá thì nay, hàng được chuyển thằng về kho của Telio, sau đó Telio trực tiếp chuyển tới các cửa tiệm.
CEO Bùi Sỹ Phong phân tích với mô hình này, startup của anh sẽ giúp các tiệm tạp hoá truyền thống giải quyết 3 vấn đề cốt lõi:
Thứ nhất, họ có quá nhiều đầu mối để nhập hàng.
Ví dụ ở thị trường Hà Nội, trước đây khi muốn nhập hàng, một tiệm tạp hoá sẽ phải gọi từng đầu mối khác nhau như nhập Coca-cola từ 1 đầu mối, nhập mì tôm từ 1 đầu mối, kem đánh răng từ 1 đầu mối khác… Trong khi đó Telio là một nền tảng tập trung, có gần như tất cả các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên hệ thống nên sẽ tiện lợi cho phía cửa hàng hơn nhiều.
Thứ hai, thị trường truyền thống có nhiều nhà cung cấp nên giá cả không minh bạch và không cạnh tranh.
Thông qua đơn vị trung gian là Telio, nhiều tiệm tạp hoá cùng tập trung lại, nhu cầu lớn nên mức giá hàng hoá sẽ cạnh tranh hơn. Đặc biệt thông tin về giá được công khai trên tất cả nền tảng từ website, ứng dụng cho đến cửa hàng trên Zalo, từ đó khách hàng dễ lựa chọn và so sánh.
Cuối cùng là khâu giao hàng.
Nhờ sự tối ưu từ cả 2 chiều của mô hình, trong năm đầu tiên, CEO Telio tiết lộ họ đã có 6.000 cửa hàng tham gia hệ thống. Đến thời điểm hiện tại, doanh thu trung bình tăng 160%/quý, với số lượng cửa hàng tăng lên 15.000. Đặc biệt, 20% các cửa tiệm tại Hà Nội và TPHCM đã đặt hàng qua Telio.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển bền vững của các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ tại Việt Nam, các cửa hàng nhỏ lẻ này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống hàng ngày của người dân. Chuỗi cung ứng hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn rất phân mảnh và rời rạc, nhiều lớp, dẫn tới việc các cửa hàng bán lẻ này không có thông tin rõ ràng về giá cả, chất lượng và thậm chí là tính sẵn có của hầu hết các sản phẩm. Bằng cách cung cấp một nền tảng tập trung, chúng tôi mong muốn hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ tận dụng công nghệ để vận hành và phát triển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn", Bùi Sỹ Phong chia sẻ.
Ngay trong năm đầu tiên, Telio đã huy động thành công nguồn vốn 26,5 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. CEO Telio tiết lộ hiện startup này đang trong quá trình đàm phán và chuẩn bị đóng một vòng đầu tư khác trong thời gian tới.
Với hệ thống 11 nhà kho và 100 xe tải, cộng thêm nền tảng công nghệ thông tin được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia người Việt Nam và Ấn Độ, sang đến 2025, Telio đặt mục tiêu sẽ có hơn 400.000 cửa hàng tạp hoá tham gia hệ thống. Startup cũng đang ấp ủ việc phát triển thêm tính năng quản lý lưu kho hay dịch vụ hỗ trợ về vốn lưu động để hỗ trợ tối đa các tiệm tạp hoá truyền thống.
TIN CŨ HƠN
- Trở thành tỷ phú đôla ở tuổi 33 nhờ bán hộp đồ chơi bí mật
- Nghe lời sếp cũ, chàng trai nghỉ việc làm thuê để kinh doanh và trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Úc ở tuổi 30
- Sếp Bảo Ngọc kể chuyện khởi nghiệp “trả giá bằng máu và nước mắt” ở tuổi 22
- Mù chữ, 49 tuổi mới startup, trở thành nữ tỷ phú nhờ món "ớt chưng dầu" Lao Gan Ma nổi tiếng nhất Trung Quốc
- Nhờ nghe lời mẹ, chàng thực tập sinh Nhật startup 1 ứng dụng bán hàng online và trở thành triệu phú, công ty đạt giá trị tỷ đô giữa mùa dịch Covid
- CEO Grab Việt Nam: Sự thiếu tầm nhìn và năng lực của các founder khiến số ít startup Việt Nam có thể trở thành kỳ lân
- 20 năm kỳ diệu của Alibaba: Từ startup vô danh hóa thân thành gã khổng lồ 700 tỷ USD, ‘đẻ’ ra một startup 200 tỷ USD
- Nữ doanh nhân Hoàng Thúc Diễm và hành trình mang thương hiệu mỹ phẩm YSD đến với triệu trái tim người tiêu dùng Việt Nam
- 3 lần bỏ dở đại học, chàng trai 9X mở quán thịt xiên nướng nức tiếng Hà Thành: Bán tạ thịt mỗi ngày, doanh thu cả tỷ đồng/tháng
- Vì sao một số startup Việt vẫn gọi vốn được hàng tỷ đồng giữa bối cảnh khủng hoảng vì Covid-19?