Gửi tiền tiết kiệm tại 10 ngân hàng sẽ có lãi suất cao nhất, nhưng khách hàng cần chú ý chi tiết này
Theo khảo sát của PV về lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm trong tháng 2/2022 tại các ngân hàng cho thấy, hiện có 10 ngân hàng dưới đây có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất, dao động từ 6,60%/năm đến 7,60%/năm.
So sánh mức lãi suất của 10 ngân hàng dưới đây cho thấy, hiện ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng dẫn đầu với lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên tới 7,60%.năm được ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng.
Đứng thứ 2, ngân hàng Techcombank với mức lãi suất huy động hiện tại là 7,10%/năm.
Thứ 3 là ngân hàng MSB với mức lãi suất gửi tiết kiệm được ấn định 7,00%/năm.
Đứng thứ 4 ngân hàng LienVietPostBank hiện đang áp dụng mức lãi suất gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân là 6,99%/năm.
Tiếp đó là ngân hàng Việt Á và Vietbank với mức lãi suất cao nhất là 6,90%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 15-36 tháng.
HDBank là ngân hàng thứ 7 có mức lãi suất huy động là 6,80 và 6,85%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng.
6,80%/năm là mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao nhất của ngân hàng BacABank áp dụng cho kỳ hạn 24 và 36 tháng.
6,60%/năm và 6,70%/năm là mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao nhất của ngân hàng Vietcapitalbank áp dụng cho kỳ hạn 18 và 36 tháng.
Cuối cùng là MBBank có mức lãi suất 6,60%/năm và 7,40%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 và 24 tháng.
Bảng lãi suất 10 ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay.
Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất cao nói trên, người gửi tiết kiệm cần chú ý đến chi tiết này.
Theo đó, tại ngân hàng SCB, người gửi tiết kiệm sẽ được hưởng mức lãi 7,60%/năm với điều kiện phải có số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Tương tự, khách hàng muốn nhận được mức lãi suất 7,10%/năm tại ngân hàng Techcombank thì cần phải gửi khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.
Tại ngân hàng MSB, người gửi tiền được hưởng mức lãi suất cao nhất 7,00%/năm với điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.
Còn ngân hàng LienVietPostBank cũng kèm điều kiện là khách hàng phải có khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ đồng trở lên mới được hưởng mức lãi suất 6,99%/năm..
Ngân hàng MBBank cũng kèm điều kiện khách phải có số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên mới được hưởng mức lãi suất 6,60%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng và mức 7,40%/năm đối với kỳ hạn 24 tháng.
Đối với ngân hàng Việt Á, hiện ngân hàng này đang áp dụng mức lãi suất gửi tiết kiệm là 6,90% cho kỳ hạn 36 tháng và điều kiện để người gửi tiết kiệm được hưởng mức lãi suất này sẽ theo mức tiền áp dụng theo quy định sản phẩm.
Trong số 10 ngân hàng trên, hiện nay thì chỉ có 2 ngân hàng là Bắc Á Bank và Viet Capital Bank là không đưa ra điều kiện về khoản tiền gửi của khách hàng.
Theo Hải Yến
TIN CŨ HƠN
- Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ngay sau Tết, cơ quan chuyên trách lo lạm phát
- Loạt chính sách vừa ban hành cuối năm 2021 sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động ngân hàng trong năm 2022?
- Dự báo lãi suất, tỷ giá năm 2022
- Lãi suất tiền gửi bật tăng
- Thị trường ngày 22/12: Giá dầu, đồng, quặng sắt hồi phục mạnh, vàng quay đầu giảm
- Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng
- Lãi suất rục rịch tăng, mang 30 tỷ đồng đi gửi lấy lãi 3,6%/năm có vui?
- Tháng cuối cùng năm 2021, gửi tiết kiệm ngân hàng nào để có lãi suất cao nhất?
- Top 5 ngân hàng có thị phần thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam
- Cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn?