Hàng hóa ngày 23/5/2018: Dầu thô và vàng đều tăng, giá đường cao nhất 5 tuần, thép thấp nhất 1 tháng, chì đạt đỉnh 2,5 tháng
Dầu tăng do lo ngại về nguồn cung
Giá dầu thô Brent tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch ngày 22/05 do lo ngại về nguồn cung, sản lượng dầu thô Venezuela giảm, tiềm năng giảm xuất khẩu của Iran sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu thắt chặt hơn nữa và thái độ không hài lòng của ông Trump về các cuộc thương lượng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mới đây. Tuy nhiên, nguồn cung tăng ở Mỹ, nơi sản xuất đá phiến được dự báo đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6, đã hạn chế áp lực tăng giá.
Giá dầu Brent kỳ hạn chốt phiên tăng 34 cent đạt 79,57 USD/thùng, tăng 0,44%. Tuần qua, giá dầu tham khảo đạt mức cao 80 USD, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014.
Giá dầu thô WTI tại Mỹ giảm 11 cent còn 72,13 USD/thùng, giảm 0,15%. Giá đã chạm mức 72,83 USD/thùng vào phiên sáng, giá đã chạm mức 72,83 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Giá dầu thô hiện đang giao dịch quanh mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, thời điểm thỏa thuận cắt giảm cung cấp trong các nước xuất khẩu dầu OPEC và Nga và các nước ngoài OPEC và nhu cầu tiêu thụ thế giới mạnh.
Chính phủ Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống Nicolas Maduro hôm Chủ nhật vừa qua, một động thái mà các nhà phân tích nói có thể kiềm chế hơn nữa sản lượng dầu của nước này vốn đã ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Lo ngại về khả năng sụt giảm xuất khẩu dầu của Iran sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran và mối đe dọa của lệnh cấm vận của Mỹ cũng đang hỗ trợ giá.
Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1,3 triệu thùng trong tuần kết thúc 18/5 còn 433.9 triệu thùng, theo Viện dầu mỏ Mỹ, tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Vàng hồi phục trong khi bạc, palladium, platinum cùng tăng
Giá vàng ổn định quanh mức thấp nhất trong năm 2018 trong ngày 22/5 do USD giảm khỏi mức cao nhất 5 tháng bất chấp những rủi ro trên thị trường tài chính đang hỗ trợ giá vàng tăng. USD mất đà sau khi tăng mạnh nhờ lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng và triển vọng giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc. USD yếu hơn khiến cho vàng có giá rẻ hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài nước Mỹ.
Washington và Bắc Kinh đều tuyên bố thắng lợi trong ngày đầu tuần khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bước lùi khỏi bờ vực của một cuộc chiến thương mại và thống nhất tổ chức các cuộc đàm phán hơn nữa để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.
Giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1,292,51 USD vào lúc 17:34 GMT. Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giao tháng 6 chốt phiên giao dịch đã tăng 1,10 đô la, tương đương 0,1%, đạt 1.292 USD/ouce.
Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất của nước này một lần nữa vào tháng tới đã làm giảm áp lực lên vàng. Tỷ lệ lãi suất tại Mỹ cao hơn có thể thúc đẩy USD tăng lên và đẩy lãi suất trái phiếu tăng lên, khiến cho các tài sản phi lợi nhuận như vàng thỏi kém hấp dẫn hơn.
Nhu cầu tiêu thụ bạch kim, palladium và bạc tăng cao sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô chở khách và phụ tùng ô tô từ ngày 1/7, ông Haworth của Ngân hàng Mỹ Wealth Management cho biết.
Giá bạc tăng 0,5% đạt 16,57 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất trong 8 ngày là 16,67 USD/ounce.
Giá palladium tăng 0,4% lên mức 993,80 USD/ounce, phiên sáng chạm mức cao nhất trong 11 ngày.
Giá platinum tăng 1,3% lên 908 USD/oz sau khi chạm mức cao nhất trong một tuần là 910.90 USD/oz.
Đường cao nhất 5 tuần
Đường thô kỳ hạn trên sàn ICE chạm mức cao nhất trong hơn 5 tuần trong phiên giao dịch ngày hôm qua do có tin chính phủ Ấn Độ có thể xây dựng kho dự trữ, điều này có thể dẫn tới hạn chế xuất khẩu đường ra thị trường thế giới. Dự kiến Ấn Độ sẽ xuất khẩu tới 3 triệu tấn trong giai đoạn 2017-18.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đã tăng 0,05 cent, tương đương 0,4%, đạt mức 12,15 cent/lb, sau khi tăng lên 12,29 cent, mức cao nhất kể từ ngày 13/4. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 3 USD, tương đương 0,9%, đạt mức 343 USD/tấn.
Thép thấp nhất 1 tháng, quặng sắt thấp nhất 5 tuần
Giá thép Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng vào ngày 22/05/2018, phiên giảm thứ ba liên tiếp vì lo ngại nhu cầu suy yếu trong khi nguồn cung mạnh mẽ.
Giá thép cây kỳ hạn tại Thượng Hải giảm 1,1% xuống mức 3,573 NDT (560,38 USD)/tấn. Đầu phiên giao dịch, giá rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 27/4 là mức 3.556 NDT.
Sản lượng thép thô hàng ngày của các công ty thép lớn trong 10 ngày đầu tháng 5 đạt 1,94 triệu tấn, cao hơn mức đỉnh trước đó là 1,91 triệu tấn đạt được vào cuối tháng 4/2018, theo số liệu từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA). Con số này tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thép tồn kho tại các nhà máy thép cũng tăng trong thời gian này, tăng 1,17 triệu tấn lên 13,61 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ yếu.
"Tăng trưởng tiêu thụ thép ở Trung Quốc dự kiến chậm lại trong các quý tới do nhu cầu từ các ngành xây dựng, cơ sở hạ tầng và ô tô chậm lại", BMI Research dự kiến. Nhu cầu tiêu thụ thép đang giảm dần có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ nguyên liệu thô, các nhà phân tích cho biết.
Ngày 21/05, Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm thép, chủ yếu là thép cán nguội và chống ăn mòn, từ Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá thép cuộn cán nóng giao dịch nhiều nhất giảm 0,7% xuống còn 3.762 NDT/tấn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cung dự kiến vượt cầu trên thị trường nội địa Trung Quốc nếu xuất khẩu sang Việt Nam bị chững lại.
Chì, đồng, nickel tăng giá; kẽm, nhôm giảm giá
Tại Sở giao dịch LME, giá chì đạt đỉnh 2 tháng rưỡi trong ngày 22/05 do lo ngại nguồn cung thiếu hụt và các nhà đầu tư bán kẽm và mua chì.Việc kiểm tra môi trường tại các lò luyện kim phụ ở Trung Quốc đã gây giảm cung trong những tháng gần đây, các nhà phân tích cho biết.
Chốt phiên giao dịch giá chì tại LME tăng 2% đạt 2.458 USD/tấn. Trong khi tại Thượng Hải, giá chì tăng 3,6% lên mức cao nhất kể từ tháng 10 đạt 20.465 NDT/tấn.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng đã tăng 1,5% lên mức 6,979 USD/tấn sau khi chạm mức 6,999 USD, mạnh nhất kể từ 26/4. Giá đồng đã được hỗ trợ nhờ hoạt động mua vào ở Viễn Đông và các quỹ Tư vấn Thương mại Hàng hóa (CTA). Giá đồng cũng được hỗ trợ bởi sự cố tại lò luyện kim ở miền nam Ấn Độ, nơi ít nhất chín người thiệt mạng sau khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình kêu gọi đóng cửa nhà máy.
Giá nickel tăng 0,7% lên 14.780 USD/tấn. Giá nhôm giảm 0,4% đóng cửa ở mức 2.270 USD/tấn trong khi giá thiếc giảm 0,8% xuống 20.530 USD. Giá kẽm chốt phiên giao dịch giảm 1,6% xuống còn 3.056 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 23/05
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Thị trường hàng hóa ngày 22/05/2018: Dầu, cao su, đường tăng giá mạnh trong khi vàng, quặng sắt, đậu tương giảm sâu
- Bán lẻ Việt xuất hiện tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”
- Thị trường hàng hóa ngày 21/4: Dầu hồi phục, vàng và các kim loại khác đồng loạt giảm
- Thị trường hàng hóa ngày 18/5: Dầu vượt 80 USD/thùng, nông sản đồng loạt tăng giá
- Thị trường hàng hóa ngày 17/5: Dầu, vàng, kim loại cơ bản và hàng nông sản đồng loạt tăng giá
- Thị trường hàng hóa ngày 15/5: Giá dầu, thép đảo chiều tăng, trong khi vàng, cao su, cà phê, đồng, chì đồng loạt giảm
- Savills: "Am hiểu người tiêu dùng Việt là điều không dễ dàng"
- Thị trường hàng hóa ngày 11/5: Giá dầu, vàng, đồng, cao su, gạo và đậu tương đồng loạt tăng mạnh
- Thị trường hàng hóa ngày 10/5: Giá dầu, cao su và đồng bật tăng mạnh
- Thị trường hàng hóa ngày 9/5: Giá dầu, cao su và nông sản đồng loạt giảm, riêng nguyên liệu thép tăng