Kinh doanh trực tuyến - Kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong năm “bình thường mới”
Theo báo cáo của Nielsen, 63% người tiêu dùng được hỏi sẽ vẫn giữ thói quen mua sắm online sau dịch COVID-19. Khách hàng ở đâu, người bán hàng ở đó. Trong tương lai, những doanh nghiệp không thể thích ứng với việc bán hàng trực tuyến chắc chắn sẽ bị đào thải.
Chi tiêu cho các kênh online tăng cao
Ngân hàng Thế giới ước tính đại dịch COVID-19 khiến 195 triệu người mất việc làm trên toàn thế giới và các thay đổi công nghệ có thể thay thế 85 triệu việc làm trong 5 năm tới. Trong bối cảnh chi tiêu của người dân tại cửa hàng truyền thống giảm mạnh ở hầu hết các ngành, mức chi tiêu trên các nền tảng online và các thương mại điện tử lại cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Theo số liệu hằng quý do Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây, doanh số từ các kênh trực tuyến của Mỹ đã tăng hơn 30% trong khoảng thời gian từ quý II đến III-2020,
Ngày lễ Độc thân vừa qua, doanh thu của Alibaba lên tới hơn 74 tỷ đô la, gần gấp đôi so với kỷ lục của cùng kì năm ngoái, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi trở lại trước đại dịch nhờ vào các kênh bán hàng trực tuyến. Mức doanh thu kỷ lục này được xác lập một phần lớn là nhờ chức năng livestream với 583.000 đơn đặt hàng mỗi giây
Trong một khảo sát được thực hiện mới đây của của Nielsen Việt Nam và Infocus Mekong Mobile Panel, 25% số người được hỏi cho biết đã tăng cường mua sắm online và giảm các hoạt động mua sắm trực tiếp. Xu hướng này khiến số đơn hàng tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Tiki, Lazada… tăng mạnh. Đơn cử như Tiki, gần đây, có thời điểm phát sinh 3.000 – 4.000 đơn hàng/phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục. Trong đó, số lượng khẩu trang bán ra đã tăng tám lần, nước rửa tay tăng hơn 10 lần.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong những ngày đầu năm 2021, hạn chế tiếp xúc và giãn cách xã hội có khả năng sẽ tiếp tục trong tương lai gần, các doanh nghiệp không chỉ phải hạn chế hoạt động offline tại các cửa hàng truyền thống và mà bắt buộc phải giới hạn số lượng nhân viên trong một cửa hàng. Chính vì vậy, các ứng dụng công nghệ trên các kênh online sẽ giúp các thương hiệu tăng hiệu quả tương tác với khách hàng mà vẫn đảm bảo giãn cách, cắt giảm nhân sự.
Trên thực tế, rất nhiều công ty đã chuyển dịch sang các kênh kinh doanh trực tuyến từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát và đã gặt hái được nhiều lợi ích và trường hợp của Nike là một ví dụ điển hình.
Chiến lược "go online" của Nike là một sự đầu tư bài bản, dài hơi, không chỉ là xây dựng một website bán hàng hay một ứng dụng bán giày. Đội ngũ của Nike đã xây dựng hẳn một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến, đem lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách hàng. "Tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một mối liên kết trực tiếp, bền chắc với khách hàng qua các kênh trực tuyến.. Phương tiện thường thấy nhất cho việc kết nối này là những chiếc smartphone ai cũng mang theo", CFO Andy Campion của Nike cho biết.
Thay vì chỉ bán qua những nhà phân phối độc quyền, Nike tương tác trực tiếp với người tiêu dùng qua website hoặc hợp tác với những công ty thương mại điện tử như Amazon, Alibaba Đặc biệt, doanh thu từ thương mại điện tử của Nike tăng đến 38% trong tháng 11/2020, mức tăng vượt trội so với tất cả các mảng trong kỳ mua sắm sát lễ Giáng sinh. Doanh số online của Nike tại Bắc Mỹ tăng tới hơn 70% trong dịp "Ngày thứ 6 đen tối" (Black Friday). Số lượng thành viên của Nike cũng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước
Kinh doanh trực tuyến - Vũ khí cho tương lai
Doanh nghiệp cần hiểu rõ các nền tảng kinh doanh online cùng với những thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng nếu họ muốn đứng vững trước những thay đổi bất thường mà đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình. Thay vào chỉ phụ thuộc vào các kênh thương mại điện tử hay chạy theo xu hướng bán hàng trực tuyến như một trào lưu, các doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài, tự dưng dựng các hệ thống chuyển đổi số phù hợp, bền vững.
Diễn biến khó lường của Covid-19 là một phép thử cũng như một hồi chuông thức tỉnh, đây là thời điểm quan trọng buộc các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để luôn đứng vững. Tuy nhiên không phải trong tâm thế đóng cửa ngủ đông chờ dịch qua như trước đó mà là chủ động "sống chung với lũ", trang bị cho mình các giải pháp để xây dựng các kênh kinh doanh trực tuyến thật "xịn" để sống khỏe ngay trong tâm bão hay khi bão tan:
Website - Cửa hàng số độc lập
Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi bất chấp những rào cản vật lý về lệnh giãn cách và cách ly xã hội có thể xảy ra một lần nữa.
Chatbot - Nhân viên "ảo" đa năng, tận tụy 24/7
Đảm bảo việc tư vấn chốt đơn luôn được tiến hành 24/7, ngay cả khi thiếu hụt hoặc tinh giản nhân sự nếu dịch bùng phát trở lại.
CRM - quản lý đa kênh
Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi công việc: Bảo mật và lưu trữ data khách hàng; Tự động phân việc cho nhân viên; Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc từ xa của nhân viên nếu diễn ra tình trạng làm việc online tại nhà.
Kinh doanh trực tuyến - Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho một tương lai đột phá
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Chủ động trước đợt sóng dịch thứ 3: Nhiều nhà bán hàng đẩy mạnh kinh doanh trên TMĐT
- Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?
- CEO 7Hit.vn: Chất lượng sản phẩm & dịch vụ khách hàng là sự sinh tồn của chúng tôi
- Trong khi Tiki, Lazada và Sendo tiếp tục sa sút, Shopee lại bứt tốc chóng mặt trong cuộc đua thương mại điện tử
- Thương mại điện tử Việt Nam một năm khởi sắc với 11,8 tỷ USD
- Loship mở rộng dịch vụ giao đồ ăn trên ứng dụng Sacombank Pay
- CFO Tiki: Mỗi năm, chúng tôi đầu tư hàng chục triệu USD vào logistics, công nghệ và nguồn nhân lực để phát triển thành nền tảng mở
- Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt Nam
- Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tự thành lập sàn thương mại điện tử riêng, là nơi các DN thành viên bán online, tuyên bố tuyệt đối không bán hàng giả
- CEO Trần Tuấn Anh hé lộ lý do giúp Shopee bật tăng mạnh trong năm 2020: Làm việc ‘điên cuồng’ và thực thi quyết liệt