‘Kỳ lân’ chuỗi khách sạn Oyo: Được định giá 5 tỷ đô và lọt top 5 nhà điều hành hàng đầu Trung Quốc nhờ một câu nói của tỷ phú ‘liều ăn nhiều’ Masayoshi Son
Được định giá 5 tỷ USD, Oyo là tập đoàn khách sạn lớn thứ bảy thế giới hiện đang quản lý hơn 515.000 phòng. Mục tiêu của họ là vượt qua Marriott - nhà quản lý 1,29 triệu phòng khách sạn vào năm 2023.
Ritesh Agarwal, người sáng lập và CEO 25 tuổi của Oyo chia sẻ: "Tôi tin điều này sẽ sớm thành hiện thực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu của một hành trình lớn hơn nhiều và chúng tôi cần làm nhiều điều hơn nữa".
Ở thời điểm hiện tại, công ty của Ritesh Agarwal đang tìm chỗ đứng trọng thị trường cho thuê nhà. Họ đã ra mắt Oyo Life, dịch vụ cho thuê căn hộ tại Tokyo ngày 28/3 vừa qua. Điểm nổi bật của dịch vụ này là cho thuê phòng được trang bị đầy đủ trong tối thiểu 30 ngày mà không yêu cầu khách đặt cọc, linh hoạt hơn so với hợp đồng truyền thống ở Nhật Bản.
Được thành lập năm 2013, Oyo nhanh chóng trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất Ấn Độ bằng việc tạo ra một mạng lưới các khách sạn nhỏ đa phần bị những chuỗi khách sạn toàn cầu bỏ qua.
Oyo đã có mặt ở tám quốc gia trong đó có hai thị trường lớn là Trung Quốc và Vương quốc Anh và Agarwal cho biết công ty có kế hoạc phát triển Oyo Life trên toàn cầu.
Kế hoạch đầy tham vọng trong thị trường khách sạn và cho thuê nhà của Oyo càng nhấn mạnh thêm khả năng vượt qua giới hạn được thiết lập bởi các ngành công nghiệp thông thường của những startup hỗ trợ bởi công nghệ.
Agarwal chia sẻ rằng ở Nhật Bản, chủ căn hộ thường trả phí cho bên môi giới để tìm người thuê nhà còn người thuê nhà bị ràng buộc với hợp đồng có giá trị trong một năm và phải tự trang bị cho căn phòng. Để thay đổi tình trạng đó, Oyo Life đã ký hợp đồng thuê dài hạn với chủ sở hữu của căn hộ, trang bị nội thất đầy đủ và cho các cá nhân thuê lại trong thời gian ngắn hơn.
Với việc dùng công nghệ để loại bỏ sự rắc rối và bất tiện, Oyo cho rằng người sở hữu sẽ đồng ý ký hợp đồng với họ và người thuê nhà, đặc biệt là giới trẻ sẽ nhiệt tình ủng hộ dịch vụ này.
Theo đánh giá của chuyên gia, sự phát triển của Oyo không tầm thường một chút nào. Xâm nhập thị trường Trung Quốc tháng 11/2017, hiện Oyo đã trở thành một trong số năm nhà điều hành khách sạn hàng đầu tại đất nước tỷ dân. Tổng doanh thu hàng năm của họ rơi vào khoảng 1,8 tỷ USD, tăng nhanh gấp bốn lần so với cùng kỳ năm trước.
Agarwal tiết lộ rằng việc Oyo mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi một câu nói của CEO tập đoàn SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son. Ông là người đã thuyết phục Agarwal tham gia thị trường Trung Quốc sớm hơn bốn năm so với dự kiến ban đầu. "Ông ấy nói rằng ‘Nếu cậu tin vào điều gì, hãy thực hiện ngay lập tức’. Son đã truyền cảm hứng để tôi chấp nhận rủi ro và thành công bước đầu tại Trung Quốc".
Quỹ Vision Fund trị giá gần 100 tỷ USD của SoftBank là một trong những đơn vị đầu tư nhiều vào startup của Agarwal. Tháng 9 năm ngoái, Oyo đã đạt trạng thái "kỳ lân" với việc được định giá trên 1 tỷ USD. Mặc dù Oyo vẫn đang thua lỗ nhưng theo Agarwal, công ty dự kiến khoản lỗ này sẽ giảm xuống 10% trong tháng 3 năm nay.
Theo: Trí Thức Trẻ/Nikkei Asian Review
TIN CŨ HƠN
- Startup bán nệm đóng hộp online Casper hóa ‘kỳ lân’, được định giá 1,1 tỷ đô sau khi huy động thành công 100 triệu đô
- Sinh viên khởi nghiệp cùng logistics
- Startup thức ăn cho chó định giá 11 triệu USD, không hề có doanh thu, nhưng vẫn nhận được 550.000 USD từ Mark Cuban
- Việt Nam là trung tâm khởi nghiệp fintech mới của Đông Nam Á
- Tương lai 'kỳ lân' của startup Việt trong mắt quỹ ngoại
- Google công bố chương trình hỗ trợ startup Việt ra toàn cầu
- Cơ hội nhận hỗ trợ kinh phí cho các đóng góp khởi nghiệp
- Startup Việt về logistics thắng giải thưởng khởi nghiệp Đông Nam Á
- Startup Việt gọi vốn thành công 7 triệu đô tại Mỹ
- Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu cho startup Việt