Lazada vs Tiki: Cuộc chiến Billboard ở TP Hồ Chí Minh
Để tăng lượng người dùng và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, bảng quảng cáo tấm lớn (Billboard) cũng đã trở thành một kênh truyền thông không thể bỏ qua của các doanh nghiệp này.
1. Số lượng
Hiện tại Lazada đang chiếm ưu thế với 6 vị trí, trong khi Tiki chỉ có 2 vị trí. Có thể dễ dàng thấy Lazada đang chiếm số lượng áp đảo hơn so với Tiki.
2. Cách chạy
Lazada đang chạy đồng thời 2 chiến dịch song song là:
Bán Độc Quyền Samsung Galaxy J7 Duo 6 Năm Khai Phá Giới Hạn Mua Sắm
Mùa Bóng Cuồng Nhiệt, Săn Hàng Kịch Liệt
Tiki với số lượng bảng khá ít khó để đánh giá hướng đón lưu lượng, còn Lazada thì thể hiện chiều hướng đón lưu lượng giao thông đi ra. Mặc dù lượng người dùng mua sắm Online trong thời gian ban ngày cũng rất cao, nhưng cũng có thể là đối với Billboard, Lazada đang nhắm tới thời gian mọi người tập trung mua sắm Online vào buổi tối.
Trong campaign "Bán Độc Quyền Samsung Galaxy J7 Duo", thì Lazada tập trung vào việc giới thiệu ưu đãi giảm giá cho sản phẩm của Samsung. Đây là một cách chạy khá tốt để Lazada vừa có thể tăng doanh số, vừa có thể là phép thử tốt để tính được hiệu quả của Billboard đối với kết quả kinh doanh. Nếu Lazada so sánh với các chiến dịch bán hàng độc quyền sau này và làm các hoạt động tương tự mà không sử dụng Billboard thì dễ dàng nắm được tác động và tầm ảnh hưởng của Billboard.
3. Bảng đứng và bảng ngang
Tiki một bảng đứng một bảng ngang, Lazada 3 bảng đứng 3 bảng ngang. Tỷ lệ này là đồng đều giữa hai bên, tuy nhiên so với thị trường thì có thể thấy là hai bên khá ưu tiên cho việc chọn bảng đứng vì thực tế số lượng bảng đứng trên thị trường thấp hơn số lượng bảng ngang có trên thị trường rất nhiều.
4. Thiết kế
Màu sắc: Cả hai đều dùng màu sắc nổi bật và sử dụng chuyển màu khá nhiều.
Thiết kế của Tiki có sử dụng hình ảnh đại diện thương hiệu là Chipu và cầu thủ bóng đá Hà Đức Chinh. Trong khi đó Lazada hiện không sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện.
5. Hiệu ứng, production
Ngoài trừ một vị trí của Tiki ở giao lộ Cách Mạng Tháng 8 x Nguyễn Thị Minh Khai là Lightbox thì cả hai đều không sử dụng thêm production nào đặc biệt. Điều này ngoài vấn đề ngân sách (chi phí production) có thể lý giải là do thị trường thương mại điện tử đang cần tốc độ phản ứng với thị trường nhanh, các chiến dịch truyền thông diễn ra trong thời gian ngắn nên cả hai bên đều hạn chế sử dụng các hình thức production đặc biệt để rút gọn thời gian On Air (tương tự giống với Uber và Grab trước đây).
Lời kết
Cả Lazada và Tiki đều khá dốc sức cho Billboard, đặc biệt là Lazada. Tuy nhiên còn một đại diện lớn khác là Shopee vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Với đặc trưng ngành hàng là cần tăng độ tin cậy, tiếp cận số đông ở thành phố lớn (nơi có hệ thống logistic và hạ tầng tương đối đầy đủ) và cần sự chuyển đổi Offline sang Online nhanh thì có lẽ Shopee cũng sẽ sớm tham gia vào thị trường này.
Note: Các vị trí được sử dụng trong bài viết này được thống kê tại thời điểm đầy tháng 7/2018 ở khu vực trung tâm thành phố HCM. Hình thức billboard (không bao gồm các bảng Digital, bảng kích thước nhỏ, bảng ở trung tâm thương mại).
Brands Việt Nam
TIN CŨ HƠN
- Thương mại điện tử: Cuộc chiến nhìn từ kho hàng
- Ấn bản thương mại điện tử: Đối thủ mới của các tạp chí thời trang
- Startup thương mại điện tử Trung Quốc chuẩn bị IPO huy động 1 tỷ USD
- Thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam: Thiết bị di động sẽ lên ngôi?
- Doanh nghiệp nhỏ - xương sống của kinh tế số Đông Nam Á
- Thương mại điện tử Việt Nam: Các "ông lớn" cạnh tranh khốc liệt
- Cơ hội khởi nghiệp thương mại điện tử tại Đông Nam Á
- Nhân viên ảo dần thay người thật để bán hàng online ở Việt Nam
- Kinh doanh thương mại điện tử: Làm sao bảo vệ thương hiệu?
- Những điều kiện cần khi thu thuế thương mại điện tử