Lời khuyên cho startup: Giai đoạn thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bạn đã hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh, giờ là lúc bắt tay vào hiện thực hóa những điều đã viết ra. Tuyển người, phát triển sản phẩm, triển khai công tác marketing và tìm cách bán hàng… Dưới đây là một số điều cần lưu ý cho giai đoạn này.
Lời khuyên cho startup - phần 2: Giai đoạn thực hiện kế hoạch kinh doanh

Phát triển tinh gọn

Hầu hết những người tập tành kinh doanh đều bối rối với việc nên bán rẻ hay không. Đừng bán rẻ. Bạn cần phải học cách ưu tiên hóa chi tiêu và chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu từ ngày đầu tiên, những kỳ nghỉ lễ của công ty có thể không cần thiết.

Điều này sẽ khác nhau đối với mỗi mô hình kinh doanh. Ví dụ, các team ở xa cần tụ tập ít nhất mỗi năm một lần vì nó giúp thúc đẩy tinh thần của mọi người. Những kỳ nghỉ lễ của công ty có thể không cần thiết nếu tất cả các nhân viên đều làm việc cùng một chỗ. Hãy học cách phân biệt sự khác biệt giữa chi phí quan trọng và không quan trọng đối với mô hình kinh doanh của bạn.

Thuê đúng người

Thường nghe, yếu tố con người quyết định 90% sự thành - bại của doanh nghiệp. Lúc khởi đầu, hãy tự mình thuê 50 người đầu tiên. Quy mô công ty bạn còn quá nhỏ nên không vội thuê tuyển dụng độc lập, bạn cần tham gia vào mọi đợt tuyển dụng. 

Hãy thuê những người yêu thích sản phẩm hoặc công ty của bạn, những người phù hợp với văn hóa công ty của bạn, và thuê họ vào đúng thời điểm. Một trong những người bạn nên xem xét thuê đầu tiên là vị trí offfice manager (quản lý văn phòng) để giúp bạn lo các công việc hằng ngày như lưu giữ giấy tờ, hậu cần.

Không outsource năng lực cốt lõi của công ty bạn

Bất cứ thứ gì là cốt lõi bạn nên giữ trong nhà, bất cứ thứ gì là bối cảnh bạn có thể outsource (thuê ngoài). Ví dụ, Porsche - nhà sản xuất xe hơi và là một công ty tìm kiếm sự hoàn hảo - sẽ không bao giờ outsource mảng thiết kế và sản xuất động cơ, tuy nhiên họ rất sẵn sàng thuê bên ngoài làm lốp xe và gương. 

Nếu bạn bán phần mềm, đừng outsource bất cứ bước nào trong quy trình phát triển sản phẩm, tránh lâm vào tình trạng mất quyền kiểm soát một trong những điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Một lần nữa, hãy luôn nhớ rằng không outsource những gì là năng lực cốt lõi, thuê đúng người để lo những vấn đề đó “trong nhà”.

Xây dựng văn hóa công ty

Tư duy rằng văn hóa công ty sẽ tiến triển theo thời gian là một sai lầm. Nó có thể đúng, nhưng kết quả của nó chưa chắc đã là những gì bạn muốn. Hãy ngồi xuống với người đồng sáng lập và tìm ra loại văn hóa bạn muốn hình thành trong công ty của mình. 

Hãy liệt kê các cách bạn có thể cụ thể hóa nó trong yêu cầu tuyển dụng hoặc những đặc điểm mà người ứng tuyển phải phù hợp. Nhiều công ty có một cuốn cẩm nang về văn hoá mà những người mới vào sẽ được yêu cầu làm theo. Tuân theo những việc này ngay từ đầu, bạn sẽ có một đội ngũ năng động lâu dài. 

Hãy minh bạch

Minh bạch là nền tảng để xây dựng niềm tin. Hãy minh bạch, không chỉ với đội ngũ nhân sự của bạn, với  người tiêu dùng, mà cả với nhà đầu tư. Các thành viên trong team của bạn sẽ cảm thấy họ được tham gia nhiều hơn vào việc quản lý nếu bạn chia sẻ với họ về kế hoạch và tầm nhìn. Một số công ty tổ chức những buổi thảo luận mở về tiền lương và những quy trình liên quan. Sự cởi mở và minh bạch là những điều tuyệt vời khi khởi nghiệp. Hãy đón nhận nó.

Hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân

Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi thừa nhận những điểm mạnh của mình. Nhưng liệu bạn có thể trả lời điểm yếu của bạn là gì không? Sẽ rất tốt nếu bạn nhận thức được những điểm yếu của bản thân trước khi bắt đầu, bởi vì bạn sẽ xây dựng một đội ngũ quản lý để lấp đầy khoảng trống đó của bạn. 

Đừng chịu trách nhiệm với những thứ mà bạn biết bản thân không thể đáp ứng được. Ví dụ, nếu bạn không sáng tạo, bạn cần một người biết thiết kế sản phẩm. Điều quan trọng là liệt kê ra tất cả những điều bạn không thể làm và tìm đúng người để làm những điều đó.

 Tác giả là đồng sáng lập và phát triển chuỗi cà phê Passio

Theo: doanhnhansaigon.vn


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật