Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống?

Vừa qua, chủ tịch SUNHOUSE đã tiến hành xong các hoạt động thẩm tra doanh nghiệp với Dấm gạo Thủy Tâm - startup được ông cam kết đầu tư trong Shark Tank mùa 1. Và tại mùa 2, Shark Phú lại có cơ duyên gặp gỡ một startup khác là Mắm Lê Gia.

Cả hai đều là những startup chuyên về ngành nghề thực phẩm truyền thống, ngành được xem là có tỷ suất lợi nhuận khá thấp nhưng rủi ro lại khá cao. Vậy vì sao chủ tịch SUNHOUSE vẫn chọn đầu tư?

Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống?
 
 
 

Thực phẩm truyền thống là ngành nghề đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, công sức nhiều nhưng tỷ lệ thành công lại rất khiêm tốn. Nguyên nhân của việc này đến từ rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể các vấn đề tồn đọng như liên kết lỏng lẻo từ khâu sản xuất, thu gom đến phát triển vùng nguyên liệu, chế biến; công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu, kiểm soát an toàn thực phẩm còn bất cập, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; đầu vào có chất lượng không cao, thiếu ổn định; vắng bóng nhân lực trẻ...

Ngoài ra, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các rào cản kỹ thuật, những đòi hỏi về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước ngày càng khắt khe và yêu cầu cao. Thêm vào đó chi phí đầu vào tăng mạnh, thị trường trong nước cũng ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành gặp rất nhiều bất lợi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, những khó khăn này lại càng lớn và rủi ro lại càng nhiều hơn.

Cũng từ những lý do này, ngày càng ít nhà đầu tư “mặn mà” với ngành nghề thực phẩm truyền thống. Trong chương trình Shark Tank, các “cá mập” rất thận trọng khi đưa ra quyết định rót vốn cho các mô hình khởi nghiệp như Dấm gạo Thủy Tâm hay Mắm Lê Gia. Tuy nhiên, chính những startup này lại thuộc “khẩu vị” đầu tư của ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch SUNHOUSE.

Cụ thể, sau cú bắt tay trên sóng truyền hình tại mùa đầu tiên, Shark Phú đã thực hiện cam kết đầu tư 4 tỷ đổi lại 36% cho startup Dấm gạo Thủy Tâm cùng với Shark Vương. Tại mùa 2, chủ tịch SUNHOUSE lại có cơ duyên gặp gỡ một startup khác chuyên về ngành nghề thực phẩm truyền thống là Mắm Lê Gia. Ông cam kết cho vay 4 tỷ với lãi suất 15% và chuyển đổi thành 24% cổ phần sau 3 năm nếu startup đạt KPI.

Không chỉ giúp đỡ về tài lực và nhân lực, trong quá trình hoạt động thẩm tra doanh nghiệp, Shark Phú còn hỗ trợ Tâm Phương - CEO Dấm gạo Thủy Tâm đất để xây nhà xưởng. Theo Co-founder Nguyễn Thị Tuyết, Shark Phú đã chia sẻ rằng giả định không có những cam kết đầu tư tài chính ông vẫn sẽ hỗ trợ xây nhà xưởng để Dấm gạo Thủy Tâm có thể chủ động sản xuất, mở rộng quy mô và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống? - Ảnh 1.

Dù biết rõ đây là ngành đầu tư đầy rủi ro thu về tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng Chủ tịch Sunhouse vẫn quyết tâm “lao vào”

Điều này cho thấy tâm huyết của chủ tịch SUNHOUSE đối với ngành nghề thực phẩm truyền thống cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ khi chọn khởi nghiệp ở lĩnh này. Bởi giữa vô vàn thách thức của thị trường và nguy cơ mai một của ngành nghề, startup phải thực sự trân trọng và đam mê với các giá trị truyền thống mang tinh thần dân tộc thì mới đủ dũng cảm và bản lĩnh để dấn thân khởi nghiệp.

Chưa kể, hiện nay trên thị trường lại tràn lan các thực phẩm bẩn, gây hại cho sức khỏe người dùng. Việc xuất hiện các mô hình khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm truyền thống sạch, đảm bảo chất lượng là điều rất đáng trân trọng và khích lệ. Đây cũng là một phần lý do Shark Phú chọn đầu tư cho Dấm gạo Thủy Tâm và Mắm Lê Gia, dù biết rõ đây là ngành đầu tư này đầy rủi ro thu về tỷ suất lợi nhuận không cao.

Hiển nhiên, bất cứ nhà đầu tư nào cũng cân nhắc vấn đề lợi nhuận khi rót vốn. Nhưng với Shark Phú, mọi quyết định kinh doanh đều xuất phát từ mong muốn đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người. Ông đề cao triết lý sống: “Chỉ thấy hạnh phúc khi nhìn thấy những người xung quanh mình hạnh phúc”. Điều này cũng được thể hiện rõ qua những hoạt động của doanh nghiệp mà ông lãnh đạo – SUNHOUSE. Với phương châm tạo ra “căn bếp hạnh phúc”, ông đặt ra sứ mệnh cho doanh nghiệp mình là tạo ra các sản phẩm đồ gia dụng chất lượng cho nhà bếp. Bởi một gia đình chỉ thực sự hạnh phúc khi căn bếp luôn ấm áp, luôn có những món ăn ngon được chế biến từ đồ dùng tiện lợi.

Sau 18 năm hình thành và phát triển, có thể nói, SUNHOUSE đã và đang thành công theo đuổi mục tiêu đó, khi nắm giữ thị phần lớn nhất trong ngành gia dụng Việt Nam hiện nay. Nhưng Shark Phú cho rằng thành công này chưa đủ để “trái tim của căn nhà” được trọn vẹn. SUNHOUSE đã tạo ra những sản phẩm gia dụng chất lượng, nhưng để căn bếp đủ đầy thực sự thì vẫn cần có những thực phẩm tốt, đặc biệt là những thực phẩm mang tính truyền thống, nhiều chất dinh dưỡng và an toàn với sức khỏe. Và Dấm gạo Thủy Tâm, Mắm Lê Gia chính là những mảnh ghép hoàn hảo để cùng SUNHOUSE tạo nên một căn bếp hạnh phúc. Từ đó, mang lại niềm vui, “thắp lửa” cho mỗi gia đình Việt.

Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống? - Ảnh 2.

Shark Phú mong muốn thực hiện sứ mệnh mang lại niềm vui, “thắp lửa” cho mỗi gia đình Việt

Không chỉ có vậy, quyết định đầu tư vào hai startup này còn đến từ tầm nhìn cao cả hơn là tạo dựng hệ sinh thái nhiều tổ chức doanh nghiệp, nơi mở ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam. Hiện tại, SUNHOUSE đang sở hữu công ty sản xuất bánh kẹo Richy. Nếu hai thương vụ đầu tư này thuận lợi, đây sẽ là cơ hội để SUNHOUSE tiếp tục đi sâu vào chuỗi giá trị của nhóm ngành hàng trong gian bếp như nồi xoong, thực phẩm, nguyên liệu chế biến… Còn các bạn trẻ khởi nghiệp chắc chắn sẽ tận dụng được kinh nghiệm, kỹ năng quản trị dòng tiền, quản trị nhân sự từ lãnh đạo SUNHOUSE.

Ánh Dương

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật